Thế nào là chở hàng cồng kềnh?
Theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá:
- Bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng 0,5 mét;
- Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
Theo đó, giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất trên xe mô tô, xe gắn máy chính là cái tay nắm đuôi xe, được tính từ mép tay nắm 2 bên hông.
Như vậy, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vượt quá một trong các giới hạn trên thì bị coi là chở hàng cồng kềnh.
Chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu? (Ảnh minh họa)
Mức phạt lỗi chở hàng cồng kềnh
Theo điểm k khoản 4 Điều 6 Nghị định 46 năm 2016, xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định sẽ bị phạt tiền từ 300 - 400 nghìn đồng.
Ngoài việc bị xử phạt tiền, người điều khiển xe chở hàng hóa cồng kềnh gây tại nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.
Mặc dù đã có biện pháp xử phạt hành chính đầy đủ song việc chở hàng hóa cồng kềnh hiện nay vẫn diễn ra phổ biến và là một trong những nguy cơ gây tai nạn giao thông. Do đó việc xử phạt, quản lý các xe chở hàng cồng kềnh cần được thắt chặt hơn nữa.
Xem thêm:
Các mức phạt vi phạm giao thông 2019 theo Nghị định 46
Hậu Nguyễn