Định giá tài sản góp vốn thế nào?

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các sở hữu chung. Tài sản góp vốn sẽ được định giá thế nào theo quy định?

Các trường hợp cần định giá tài sản góp vốn

Cá nhân, tổ chức có thể góp vốn vào doanh nghiệp bằng các tài sản như: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam (khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp số 68/2014)

Theo khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014, tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Như vậy, những tài sản góp vốn không phải Đồng Việt Nam như ngoại tệ tự chuyển đổi, vàng phải được định giá khi góp vốn.

Định giá tài sản góp vốn thế nào?
Định giá tài sản góp vốn thế nào? (Ảnh minh họa)

Chủ thể định giá tài sản góp vốn

Các chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn gồm:

- Thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí;

- Tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật.

Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động:

- Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá.

- Tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá.

Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

Xem thêm:

Luật doanh nghiệp: 10 điểm đáng chú ý của Luật Doanh nghiệp 2014

Hậu Nguyễn
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

Quy định nào về việc công chức sinh con thứ 3?

Quy định nào về việc công chức sinh con thứ 3?

Quy định nào về việc công chức sinh con thứ 3?

Cán bộ, công chức, viên chức phải chấp hành các quy định liên quan đến kỷ luật hành chính, trong đó có vấn đề về thái độ, tác phong… cũng như hàng loạt công việc không được làm. Thêm một vấn đề được không ít người quan tâm là pháp luật quy định thế nào về việc công chức sinh con thứ 3?