Để lại di chúc cho bạn thân có được không?

Thường khi lập di chúc, người để lại di chúc hay để tài sản của mình cho con, cho cháu sau khi qua đời. Tuy nhiên, liệu có được để lại di chúc cho bạn thân không?

Quyền của người để lại di chúc

Theo quy định của Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 thì người để lại di chúc có các quyền sau:

- Chỉ định người thừa kế;

- Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

Bởi di chúc là mong muốn để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết của người lập di chúc nên việc muốn để lại tài sản cho ai hoàn toàn dựa vào ý chí chủ quan của người để lại di chúc. Pháp luật không can thiệp và quy định vấn đề này.

Do đó, việc để lại di chúc cho ai là quyền của người để lại di chúc. Người này mong muốn bạn thân của mình là người nhận di sản thừa kế sau khi mình qua đời thì hoàn toàn có thể để lại di chúc cho bạn thân.

Để lại di chúc cho bạn thân có được không?

Để lại di chúc cho bạn thân (Ảnh minh họa)


Điều kiện để bạn thân được nhận di chúc

Tuy nhiên, để bạn thân được hưởng di sản thừa kế sau khi người để lại di chúc qua đời thì phải chú ý các điều kiện sau:

- Người bạn thân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế, không được chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc

- Di sản thừa kế phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

Xem thêm:

Thai nhi có được hưởng di sản thừa kế không?

Khi nào cháu được hưởng di sản từ ông, bà?

Những người không có tên trong di chúc, vẫn được hưởng thừa kế

Nguyễn Hương
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?