Đi xe dàn hàng ngang bị phạt bao nhiêu tiền?

Ắt hẳn ai cũng từng bắt gặp hình ảnh người khác đi xe dàn hàng ngang trên đường, chiếm phần lớn phần đường, gây khó khăn cho việc di chuyển của các xe phía sau. Hành vi đi xe dàn hàng ngang có bị xử phạt không?


1. Đi xe máy dàn hàng ngang bị phạt thế nào?

Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy thực hiện các hành vi sau đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Theo quy định này, người đi xe máy tuyệt đối không được đi xe dàn hàng ngang. Nếu cố tình vi phạm, người này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

k) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;

Như vậy, nếu đi xe máy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

Đặc biệt, nếu đi xe máy dàn hàng ngang mà gây tai nạn, tài xế còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 -04 tháng (theo điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

di xe dan hang ngang bi phat bao nhieu tien
Đi xe dàn hàng ngang bị xử lý thế nào (Ảnh minh họa)


2. Đi xe đạp dàn hàng ngang có bị phạt không?

Khoản 1 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã nêu rõ:

Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.

Theo đó, người điều khiển xe đạp cũng được yêu cầu không đi xe dàn hàng ngang. Tuy nhiên trên thực tế hình ảnh xe đạp đi dàn hàng hai, hàng ba vẫn diễn ra rất phổ biến, nhất là với các học sinh.

Việc đi đạp dàn hàng ngang không chỉ lấn chiếm đường đi mà còn tiềm ẩn khả năng xảy ra tai nạn giao thông do người điều khiển xe thường mải mê nói chuyện, cười đùa không tập trung quan sát.

Hành vi đi xe đạp dàn hàng ngang sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm g khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

Như vậy, người đi xe đạp dàn hàng 03 trở lên sẽ bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng. Riêng vs trường hợp người vi phạm là học sinh thì theo khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa năm 2022, mức phạt sẽ được giảm nhẹ. Cụ thể:

- Học sinh từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: Không bị phạt tiền mà có thể áp dụng cảnh cáo.

- Học sinh từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Được giảm nửa mức phạt, chỉ phải nộp phạt từ 40.000 - 50.000 đồng.


3. Đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai có bị phạt?

Như đã chỉ ra ở trên, hành vi dàn hàng ngang đối với xe đạp hay xe máy cũng đều bị nghiêm cấm, vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông mới chỉ  quy định về mức phạt đối với xe đạp, xe máy đi dàn hàng ba trở lên. Quy định hiện hành chưa có mức phạt cụ thể dành cho hành vi đi xe dàn hàng hai.

Như vậy, có thể hiểu, đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai sẽ không bị xử phạt vi phạm giao thông.

Mặc dù không bị phạt nhưng người tham gia giao thông cũng không nên đi xe dàn hàng ngang, dù chỉ là hàng ngang với 02 xe. Bởi hành vi này không chỉ gây cản trở việc tham gia giao thông cho các phương tiện khác, gây ùn tắc giao thông mà còn có tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn do không chú ý quan sát đường.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Đi xe dàn hàng ngang bị phạt bao nhiêu tiền?” Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> 3 hiểu lầm thường gặp của người tham gia giao thông dễ bị CSGT tuýt còi

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.