Nẹt pô xe máy có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?

Hiện nay có nhiều đối tượng thực hiện hành vi nẹt pô xe máy khi chạy xe. Cùng tìm hiểu nẹt pô xe máy có bị phạt không? Mức phạt đối với hành vi nẹt pô xe máy bao nhiêu tại bài viết dưới đây.

1. Nẹt pô xe máy là gì?

Hiện nay, tình trạng người điều khiển xe máy thực hiện hành vi nẹt pô xe, đặt biệt là nẹt pô xe tại các khu vực khu dân cư diễn ra phổ biến. Đây là một hành vi vô cũng thiếu ý thức, không những gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm khác.

Hành vi nẹt pô xe máy là những cách mà người điều khiển xe máy thực hiện để tạo ra tiếng ồn hoặc âm thanh đặc biệt từ xe máy của họ.

Người điều khiển xe máy thực hiện hành vi nẹt pô thường thay đổi pô xe máy bằng nhiều cách khác nhau các thiết bị đặc biệt khác để tạo ra tiếng nổ pô lớn hoặc tiếng động khác ngoài tiếng pô thông thường.

Mục đích của hành vi nẹt pô xe máy này thường là để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh hoặc người điều khiển xe máy nẹt pô xe để vui đùa.

Hành vi nẹt pô xe máy là một hành vi vô cùng nguy hiểm bởi hành vi nẹt pô xe này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn giao thông mà còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường do các khí thải từ pô xe thải ra.

Hành vi nẹt pô xe này thường diễn ra ở giới trẻ, trong nhiều trường hợp người trẻ tập trung lái xe rồi nẹt pô gây huyên náo dẫn đến gây gổ, tranh cãi, thậm chí đánh nhau gây ra án mạng.

Nẹt pô xe máy có bị phạt không?
Nẹt pô xe máy có bị phạt không? (ảnh minh họa)

2. Nẹt pô xe máy có bị phạt không?

Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có quy định mức phạt đối với một số hành vi vi phạm đối với người điều khiển xe xe máy.

Trong đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP này có quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi người điều khiển xe máy có hành vi bấm còi, rú ga nẹt pô trong khu vực đô thị, khu vực đông dân cư, trừ các trường hợp xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ.

Như vậy, đối với hành vi nẹt pô xe máy trong khu vực đô thị, khu vực đông dân cư sẽ bị phạt hành chính theo quy định.

3. Nẹt pô xe máy bị phạt bao nhiêu? 

Điểm c Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể mức phạt đối với hành vi của người điều khiển xe máy bấm còi, rú ga nẹt pô liên tục trong khu vực đô thị, khu vực đông dân cư là phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng.

Đồng thời nếu người điều khiển xe máy thực hiện hành vi quy nẹt pô xe máy trong khu vực đô thị, khu vực đông dân cư mà gây tai nạn giao thông thì người điều khiển xe máy sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng - 04 tháng.

4. Nẹt pô xe máy có bị tước bằng, giam xe không?

Như đã trình bày ở trên, người điều khiển xe máy thực hiện hành vi quy nẹt pô xe máy trong khu vực đô thị, khu vực đông dân cư sẽ bị xử phạt hành chính.

Nẹt pô xe máy có bị tước bằng không?
Nẹt pô xe máy có bị tước bằng không? (ảnh minh họa)

Trường hợp người điều khiển xe máy thực hiện hành vi quy nẹt pô xe máy trong khu vực đô thị, khu vực đông dân cư mà gây tai nạn giao thông thì người điều khiển xe máy sẽ bị tước bằng lái xe thời hạn từ 02 tháng - 04 tháng.

Đối với hành vi điều khiển xe máy thực hiện hành vi quy nẹt pô xe máy trong khu vực đô thị, khu vực đông dân cư hiện nay không có quy định liên quan đến việc người điều khiển phương tiện vi phạm hành vi này sẽ bị giam xe.

Hành vi nẹt pô xe máy là một hành vi đáng lên án hiện nay. Người tham gia giao thông cần có ý thức không thực hiện hành vi nẹt pô xe máy này.

5. Các hành vi bị cấm khi đi xe máy

Điều 30 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 quy định về các hành vi bị cấm khi đi xe máy như sau:

Người điều khiển xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau:

- Đi xe máy dàn hàng ngang;

- Đi xe máy vào phần đường dành cho người đi bộ và phần đường dành cho các phương tiện khác;

- Sử dụng ô dù, điện thoại, các thiết bị âm thanh (ngoại trừ thiết bị trợ thính);

- Sử dụng xe máy để thực hiện hành vi kéo, đẩy các xe, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

- Buông cả hai tay khi lái xe máy hoặc lái xe máy bằng một bánh;

- Hành vi vi phạm khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Người ngồi trên xe máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau:

- Mang, vác theo vật cồng kềnh;

- Sử dụng ô dù;

- Bám, kéo hoặc có hành vi đẩy các phương tiện khác;

- Đứng trên yên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

- Hành vi vi phạm khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Trên đây là nội dung Nẹt pô xe máy có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục