Khu kinh tế là gì? Điều kiện, thủ tục thành lập khu kinh tế

Nghị định 35/2022/NĐ-CP đã hướng dẫn về hoạt động quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Trong đó, các nội dung về điều kiện, thủ tục thành lập khu kinh tế cũng được quy định cụ thể tại Nghị định này.

1. Khu kinh tế là gì? Cần đáp ứng điều kiện gì để thành lập khu kinh tế?

- Khu kinh tế ven biển; 

- Khu kinh tế cửa khẩu; 

- Khu kinh tế chuyên biệt.

  • Điều kiện thành lập khu kinh tế:

Khu kinh tế được thành lập khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; có trong Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Có khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu kinh tế và phát triển sản xuất, kinh doanh;

- Có hiệu quả kinh tế - xã hội;

- Đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Thành lập khu kinh tế
2. Thủ tục thành lập khu kinh tế

2.1. Hồ sơ thành lập khu kinh tế

Căn cứ Điều 15 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, hồ sơ thành lập khu kinh tế gồm có:

  • Đề án thành lập khu kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung sau đây:

- Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế;

- Đánh giá hiện trạng, các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, các hạn chế và lợi thế so sánh của khu vực dự kiến thành lập khu kinh tế so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước;

- Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế theo Phần 1 nêu trên (kèm theo các tài liệu có liên quan).

- Dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế gồm: 

+ Mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế;

+ Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; 

+ Định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; 

+ Kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;

- Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện;

- Thể hiện phương án thành lập khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000.

  • Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập khu kinh tế.

Lưu ý: Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.

2.2. Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị hồ sơ bao gồm đầy đủ các thành phần theo hướng dẫn tại Phần 2.1 nêu trên

Bước 2: Nộp hồ sơ và giải quyết hồ sơ

  • Cơ quan tiếp nhận: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  • Giải quyết hồ sơ:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan;

Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định;

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập khu kinh tế.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.

Trong đó, các nội dung thẩm định việc thành lập khu kinh tế bao gồm:

+ Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế;

+ Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định 35/2022/NĐ-CP;

+ Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế;

+ Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện.

Trên đây là các quy định về điều kiện, thủ tục thành lập khu kinh tế theo Nghị định 35/2020/NĐ-CP.
 
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

8 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

8 trường hợp thu hồi Giấy phép  cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

8 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Việc thu hồi giấy phép có thể xảy ra khi doanh nghiệp vi phạm các điều kiện hoạt động, không đáp ứng yêu cầu về tài chính hoặc vi phạm quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ trung gian thanh toán. Dưới đây là 08 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Nghị định 52/2024/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung còn phù hợp, hiệu quả và khắc phục một số tồn tại, hạn chế tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước [mới nhất]

Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước [mới nhất]

Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước [mới nhất]

Nghị định 52/2024/NĐ-CP được ban hành đã thay thế Nghị định 101 nhằm giải quyết các vấn đề bất cập trên thực tiễn và theo kịp xu thế phát triển của nền kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ xoay quanh nội dung về thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước theo Nghị định 52.