Kinh tế là gì? Tổng quan nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Sau đại dịch Covid, các quốc gia đặc biệt đẩy mạnh phục hồi nền kinh tế và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Thế kinh tế là gì? Tầm quan trọng của kinh tế trong xã hội như thế nào? Hãy cùng LuatVietnam tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1. Kinh tế là gì? Nền kinh tế là gì?

Kinh tế được hiểu là một lĩnh vực nghiên cứu sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trong xã hội. Mục tiêu chính của kinh tế là đề ra các biện pháp tối đa hóa nguồn tài nguyên và nguồn lực hiệu quả nhất. Từ đó, kết quả giao thương được đảm bảo thuận lợi và có giá trị bền vững.

Kinh tế là gì?
Kinh tế là gì? (Ảnh minh hoạ)

Vậy nền kinh tế là gì? đó là một hệ thống phức tạp diễn ra các hoạt động kinh tế như sản xuất, tiêu dùng và trao đổi liên quan đến nhau. Những hoạt động này quyết định cách thức phân bố nguồn lực lao động.

Nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một quốc gia. Nó giúp tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào GDP, tạo ra thu nhập, cơ hội đầu tư và sự cân bằng xã hội.

2. Đặc điểm khu vực chức năng kinh tế

Khu vực chức năng kinh tế được chia thành bốn loại chính bao gồm:

2.1 Khu vực sơ cấp

Đây là khu vực quan trọng cho sự định hướng phát triển kinh tế của quốc gia. Yếu tố địa lý tự nhiên gắn liền với sự phát triển kinh tế ở khu vực này. Các hoạt động sản xuất thường tập trung ở việc khai thác nguyên liệu thô (dầu, khí đốt, khoáng sản, rừng…). Và phần lớn các ngành kinh tế mới nổi chiếm tỷ trọng cao hơn so với các ngành kinh tế tiên tiến.

Khu vực này có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, thu hút nguồn đầu tư góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Vì vậy, nhiệm vụ quản lý khu vực sơ cấp rất quan trọng.

Mọi chính sách đưa ra phải đảm bảo nguồn tài nguyên được sử dụng hiệu quả. Đặc biệt là những giải pháp hợp lý trong việc bảo vệ môi trường và tái tạo cơ cấu khu vực.

2.2 Khu vực thứ cấp

Khu vực này có nhiệm vụ hỗ trợ cho khu vực sơ cấp. Hoạt động kinh tế chủ yếu là làm tăng giá trị cho nguyên liệu thô qua việc biến đổi chúng thành sản phẩm hữu ích ra thị trường. Do đó, các hoạt động thứ cấp thường là các ngành sản xuất, chế biến và xây dựng.

Các khu công nghiệp chế tạo sản xuất phải đảm bảo cơ sở công nghệ máy móc hiện đại
Các khu công nghiệp chế tạo sản xuất phải đảm bảo cơ sở công nghệ máy móc hiện đại (Ảnh minh hoạ)

Quản lý khu vực thứ cấp tập trung ở việc đảm bảo quy mô chất lượng cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại và thu hút nguồn đầu tư. Đây là nơi tập trung đa dạng những yếu tố hoạt động và nền tảng tăng trưởng kinh tế.

Vì vậy, cách quản lý những thách thức này đặc biệt cần thiết để đảm bảo các hoạt động sản xuất trong khu vực thuận lợi.

2.3 Khu vực ba kinh tế (công nghiệp dịch vụ)

Hoạt động sản xuất chính trong khu vực là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho hai khu vực trên. Tổ chức hoạt động kinh tế năng động đa dạng về dịch vụ, tài chính và sử kỹ thuật hậu cần hiện đại đảm bảo chức năng đa nhiệm. Khu vực này có quy mô nhỏ hơn so với hai khu vực sơ cấp và thứ cấp.

Trong những năm gần đây xu hướng khu vực ba đang phát triển nhanh chóng. Những khó khăn cần khắc phục như cơ sở vật chất, đào tạo nguồn lao động và thực hiện chính sách kinh tế bền vững là ưu tiên hàng đầu. Nhất là trong việc thúc đẩy quá trình đô thị hóa tăng cơ hội việc làm và sinh sống trong khu vực.

2.4 Khu vực thứ tư

Khu vực riêng biệt này xuất hiện để cung cấp hoạt động thông tin cho nền kinh tế chung. Nó liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển, giáo dục, kinh doanh và dịch vụ tư vấn. Khu vực này phần lớn ở các nước công nghiệp phát triển mạnh và đòi hỏi một nguồn lao động được đào tạo chuyên môn cao.

Các khu vực kinh tế được phân bổ để phù hợp với chức năng của từng vùng, tạo nên hệ thống sản xuất hoàn chỉnh. Những chức năng này góp phần vào việc tạo nên tính đa dạng của thành phần kinh tế.

Để tìm hiểu những đặc trưng của các thành phần kinh tế là gì, phần tiếp theo sẽ giải thích chi tiết về vấn đề này.

3. Phân loại thành phần kinh tế Việt Nam hiện nay

Việt Nam là nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong khu vực Đông Nam Á. Các chính sách đổi mới kinh tế được triển khai mạnh mẽ và tập trung xu hướng toàn cầu hoá, đưa nền kinh tế sang bước ngoặt mới. Những thay đổi quan trọng nằm trong bốn thành phần kinh tế dưới đây:

3.1 Thành phần kinh tế nhà nước

Theo Điều 51 trong Hiến Pháp năm 2013 quy định:

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Căn cứ vào điều khoản trên, thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò hàng đầu trong sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Nhiệm vụ chính là việc thực hiện hoạt động kinh tế ở các khu vực trọng yếu, điều tiết thương mại, đảm bảo những lợi ích chung và quyền lợi của người dân.

Thành phần kinh tế nhà nước bao gồm hai thành phần chính là doanh nghiệp nhà nước và các hoạt động kinh tế được điều hành bởi Chính phủ. Các doanh nghiệp thực hiện kinh tế được phê duyệt để điều hành các lĩnh vực quan trọng độc quyền nhà nước.

Các ngành khác như giáo dục, an ninh, giao thông vận tải… dưới sự đầu tư của Chính phủ đảm bảo chất lượng cuộc sống công dân đầy đủ đúng nghĩa vụ và quyền lợi.

PETROLIMEX là một trong những doanh nghiệp nhà nước độc quyền về xăng dầu
PETROLIMEX là một trong những doanh nghiệp nhà nước độc quyền về xăng dầu (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, việc thực hiện vai trò hàng đầu của thành phần kinh tế nhà nước không làm giảm cơ hội cạnh tranh của các thành phần khác. Ngược lại, nhờ thực hiện chính sách chủ nghĩa xã hội hiện đại, nền kinh tế thị trường còn thúc đẩy tiếp cận bình đẳng các cơ hội kinh tế, chính trị và xã hội.

Những rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh được giảm thiểu, nhất là trong lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin…

Mặc dù vậy, những khó khăn mà kinh tế nhà nước đối mặt hiện nay không hề nhỏ. Các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây, đặc biệt là sau đại dịch covid đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước nhà. Để khôi phục, các chính sách quản lý cần có sự sáng tạo, cải tiến quy trình và nâng cao trình độ chuyên nghiệp của lao động để thích nghi vượt qua khó khăn.

3.2 Thành phần kinh tế tập thể

Thành phần kinh tế tập thể là một trong các thành phần chính của nền kinh tế của quốc gia. Thành viên của kinh tế tập thể bao gồm các doanh nghiệp tổ chức được thành lập bởi tập thể lao động trên nguyên tắc bình đẳng, dân chủ, đôi bên cùng có lợi.

Kinh tế tập thể với nhiều hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng. Tính liên kết hình thành bởi các liên hiệp hợp tác, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực và địa bàn. Thành phần kinh tế tập thể chú trọng lợi ích kinh tế chung, bao gồm lợi ích của thành viên, tập thể và Nhà Nước.

Thành phần kinh tế tập thể thường có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của các tập thể lao động và đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia.

Việc quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất và điều hành doanh nghiệp cũng đang gặp trở ngại không ít. Chủ yếu do các tập thể lao động thiếu kinh nghiệm quản lý và không đủ năng lực quyết định khi đưa ra các chiến lược dài hạn.

Ngoài ra, việc cạnh tranh với tư nhân vốn là lực lượng nhanh nhạy trong thị trường và khó khăn về nguồn tài chính cũng là những lý do kìm hãm hiệu suất kinh tế.

3.3 Thành phần kinh tế tư nhân

Trong thời hiện đại, thành phần kinh tế tư nhân phát triển cực kì mạnh mẽ. Tác động đến nền cơ cấu kinh tế quốc dân và thúc đẩy nền công nghiệp hoá đất nước. Tạo ra nhiều thương hiệu nhận diện có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.

Kinh tế tư nhân trở thành lực lượng quan trọng của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Không chỉ đóng góp nhiều lợi ích kinh tế thúc đẩy phát triển thương mại trong nước mà còn tạo nguồn ngân sách dồi dào cho nhà nước.

Từ đó, tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân người dân được thúc đẩy nhờ tạo công ăn việc làm, nâng cao năng suất… cải thiện đời sống nhân dân, an sinh xã hội.

Nhà nước khuyến khích tư nhân phát triển mạnh ở tất cả lĩnh vực kinh tế và góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Đồng thời, chính phủ cũng cần quản lý và điều tiết các hoạt động kinh doanh của tư nhân để đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, xã hội và kinh tế của quốc gia.

3.4 Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Là thành phần kinh tế mà doanh nghiệp hoạt động sản xuất dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư ngoài nước. Với làn sóng hội nhập toàn cầu, đây là cơ hội tiềm năng để nền kinh tế phát triển và tiếp cận thị trường mới.

Với lợi thế dân số trẻ năng động, vị trí địa lý thuận lợi ngã ba giao thương sôi động đã trở thành mục tiêu thu hút rất nhiều doanh nghiệp ngoài nước hoạt động đầu tư kinh doanh.

Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách cải tiến nâng cao chất lượng môi trường. Nhờ vậy, các doanh nghiệp cũng thuận lợi rót vốn hoạt động sản xuất. Đồng thời, việc tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế cũng giúp tạo nhiều cơ hội đầu tư mở rộng hoạt động thương mại tiềm năng.

TOYOTA là thương hiệu đầu tư từ nước ngoài khá thành công tại thị trường Việt Nam
TOYOTA là thương hiệu đầu tư từ nước ngoài khá thành công tại thị trường Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

Vai trò quan trọng của kinh tế đầu tư nước ngoài trong các năm gần đây chiếm tỷ lệ tăng trưởng phát triển cao. Tạo động lực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, giải quyết các vấn đề tài chính, tạo việc làm tăng doanh số xuất khẩu hàng hoá.

4. Việt Nam có những loại mô hình kinh tế nào?

Bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung cao độ sang nền kinh tế hỗn hợp. Vì vậy các mô hình kinh tế mới ra đời để phù hợp với quy luật kinh tế hiện đại của quốc gia. Việt Nam hiện nay có ba mô hình kinh tế đặc trưng sau:

4.1 Mô hình kinh tế thị trường

Là mô hình được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia. Hệ thống kinh tế dựa trên sự tự do và cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, tiêu dùng và đầu tư. Mọi giá trị kinh tế sẽ dựa vào quy tắc cung cầu tự nhiên trên thị trường mà điều tiết phù hợp, thúc đẩy động lực phát triển kinh tế giữa các doanh nghiệp.

Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên nền tảng số
Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên nền tảng số (Ảnh minh hoạ)

Mô hình này đặc biệt ít có sự can thiệp của nhà nước. Nhưng việc thực hiện chuỗi hoạt động kinh tế trong mô hình vẫn nằm dưới sự dẫn dắt và tôn trọng  nguyên tắc chủ nghĩa xã hội. Chính phủ vẫn sẽ giám sát các hoạt động kinh doanh trên thị trường để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và minh bạch.

4.2 Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung

Mọi quyết định về các yếu tố tư liệu sản xuất và hoạt động kinh tế phụ thuộc vào Chính phủ và các cơ quan quản lý. Là mô hình trái ngược với mô hình kinh tế thị trường. Hiện nay, mô hình này chỉ áp dụng cho một số lĩnh vực cụ thể.

Ưu điểm về mô hình này là tập trung thúc đẩy các ngành kinh tế chiến lược. Chính phủ nhà nước nắm được xu hướng tất yếu để có giải pháp đầu tư phân bổ và kiểm soát nguồn lực hiệu quả.

Nhờ vậy, không chỉ đáp ứng cân bằng phát triển nhu cầu xã hội mà còn đảm bảo sự công bằng, tăng trưởng đồng đều các ngành kinh tế trong nước.

Tuy nhiên, mô hình này có nhiều hạn chế trong thời đại nay. Việc thiếu sự tự do cạnh tranh và sự lựa chọn mà các doanh nghiệp không có động lực cải thiện kinh tế. Việc này hạn chế việc tạo ra giá trị về công nghệ khoa học, sản phẩm tiêu dùng và quy trình sản xuất…

Nguy cơ khó thích nghi sẽ xảy ra khi có biến động môi trường. Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự đổi mới cần thiết và gây tổn thất nghiêm trọng trong kinh tế xã hội.

Do đó, mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung cần được kết hợp với các yếu tố khác về thị trường và sự tự do kinh tế để đảm bảo sự phát triển đa dạng và hiệu quả của nền kinh tế.

4.3 Mô hình kinh tế xanh

Môi trường ô nhiễm là hệ quả của các ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá vận hành sản xuất. Hệ thống kinh tế xanh đã ra đời và đóng góp vào thời kỳ đổi mới một nền kinh tế vững bền hơn.

Vai trò của mô hình này giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời tạo ra các cơ hội kinh doanh mới theo hướng công nghệ sinh thái lành mạnh.

Phát triển năng lượng tái tạo hướng đến mục tiêu kinh tế xanh đang trở thành xu hướng toàn cầu
Phát triển năng lượng tái tạo hướng đến mục tiêu kinh tế xanh đang trở thành xu hướng toàn cầu (Ảnh minh hoạ)

Mô hình kinh tế này vẫn đang phát triển và được khuyến khích sử dụng để thay thế một số hoạt động kinh tế đang ảnh hưởng đến tài nguyên cạn kiệt. Các nguồn năng lượng tái tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong nền công nghiệp ở các quốc gia phát triển.

Việt Nam cũng đang sử dụng mô hình này ở một số ngành nghề như thuỷ điện, xây dựng, nông nghiệp, vận tải…

5. Chiến lược phát triển nền kinh tế Việt Nam trong và ngoài nước

Khủng hoảng dịch covid đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là các chính sách đầu tư tái cấu trúc ngành kinh tế là gì và thực hiện như thế nào?

Chính phủ đã và đang trả lời cho câu hỏi này bằng sự đổi mới nhiều quy mô công nghiệp và tập trung đầu tư các ngành quan trọng như sau:

Các chính sách trong nước vẫn tập trung tăng cường đầu tư vào ba ngành chính là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Chúng thông qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới quy trình tự động hoá giúp đẩy mạnh đổi mới kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt là giao thông vận tải đang từng bước được cải thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh.

Sự sụt giảm mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sau đại dịch ảnh hưởng đến sức cạnh tranh thị trường.

Chính phủ đã quyết định đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ tài chính cho các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất.

Ngoài ra, Chính phủ có thể hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc xin vay vốn từ các tổ chức tài chính khác.

Trong các hoạt động đối ngoại, Việt Nam chú trọng các mối quan hệ đầu tư chiến lược lâu dài. Thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài nước đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính sách kinh tế nước ta.

Nhất là nguồn đầu tư vào các ngành kinh tế có tiềm năng phát triển cao như công nghệ thông tin, sản xuất điện tử và năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, để đạt được lợi ích trong nền công nghiệp đa quốc gia thì đội ngũ nhân lực có trình độ cao là rất cần thiết. Chính phủ đang tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài.

Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường lao động và thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Cuộc cách mạng đổi mới kinh tế sau thời bình của Việt Nam là một chặng đường dài và đang còn gặp nhiều khó khăn. Các mục tiêu và giải pháp sẽ còn thay đổi để phù hợp với tình hình nền kinh tế nói chung và Việt Nam nói riêng.

Hy vọng bài viết đã giải đáp đầy đủ thông tin đến bạn đọc về khái niệm kinh tế là gì và cách thức hoạt động kinh tế của Việt Nam hiện nay. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

3 cách nhanh nhất để tra cứu nợ xấu

3 cách nhanh nhất để tra cứu nợ xấu

3 cách nhanh nhất để tra cứu nợ xấu

Việc phát sinh nợ xấu sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc vay vốn ngân hàng để đầu tư, kinh doanh. Thậm chí, nợ xấu còn là hậu quả của các vụ việc lừa đảo. Do đó, việc thường xuyên kiểm tra xem mình có bị nợ xấu hay không là rất quan trọng. Dưới đây là 3 cách nhanh nhất để tra cứu nợ xấu.