Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Nghị định 52/2024/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung còn phù hợp, hiệu quả và khắc phục một số tồn tại, hạn chế tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Theo Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức không phải là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, khoản 2 Điều 24 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP đã quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên cơ sở kế thừa nội dung tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 101/2012/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép: Mẫu số 07.

- Nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, văn bản của người đại diện có thẩm quyền của chủ sở hữu phù hợp với thẩm quyền quy định tại Điều lệ công ty về việc thông qua Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật.

- Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán: Mẫu số 08.

- Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật.

- Hồ sơ về nhân sự:

  • Sơ yếu lý lịch: Mẫu số 09 .

  • Bản sao các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

  • Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương của người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc).

  • Văn bản của người đại diện có thẩm quyền của đơn vị nơi người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) đã hoặc đang làm việc xác nhận chức vụ và thời gian đảm nhận chức vụ.

- Bản sao các tài liệu chứng minh tổ chức đề nghị cấp Giấy phép được thành lập và hoạt động hợp pháp, gồm:

  • Giấy phép thành lập/ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ giấy tờ có giá trị tương đương.

  • Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức.

  • Giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).

- Văn bản cam kết và tài liệu chứng minh của chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông sáng lập của tổ chức về việc đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn điều lệ.

Lưu ý: 

- Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, cần kèm theo các tài liệu sau:

  • Phương án được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên: Mẫu số 08.

  • Văn bản thỏa thuận kết nối với các tổ chức tham gia, có nội dung cam kết không được kết nối quá 02 tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử.

  • Tài liệu chứng minh cơ sở hạ tầng thông tin, hệ thống máy chủ đáp ứng quy định tại điểm g khoản 2 Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.

- ​Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế, cần kèm theo các tài liệu sau:

  • Quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn hệ thống thanh toán quốc tế để kết nối thực hiện chuyển mạch tài chính các giao dịch thanh toán quốc tế.

  • Quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ với các biện pháp quản lý rủi ro đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế đề nghị cấp phép.

  • Bản sao tài liệu chứng minh tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quốc tế được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi tổ chức thành lập hoặc đặt trụ sở chính cấp.

  • Phương án được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên: Mẫu số 08.

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán 

Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Cũng theo quy định tại Điều 24 Nghị định 52/2024/NĐ-CP, tổ chức đề nghị cấp phép Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

Tổ chức có nhu cầu chuẩn bị 02 bộ hồ sơ và 06 đĩa CD (hoặc 06 USB) lưu trữ bản quét Bộ hồ sơ đầy đủ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định.

- Cơ quan tiếp nhận: Ngân hàng Nhà nước.

- Phương thức nộp hồ sơ

  • Trực tiếp: Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước.
  • Trực tuyến: Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.

  • Bưu điện (dịch vụ bưu chính).

Bước 2. Xử lý hồ sơ

- Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiến hành thẩm định hồ sơ lần 01 trên cơ sở các điều kiện của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

- Trong thời hạn 05 ngày, Ngân hàng Nhà nước gửi tổ chức văn bản xác nhận, cụ thể:

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, xác nhận đã nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ.

  • Trường hợp thành phần hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, gửi yêu cầu bổ sung, hoàn thiện thành phần hồ sơ và tổ chức có trách nhiệm hoàn thiện và gửi lại cho Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 60 ngày.

Lưu ý: Thời gian bổ sung, hoàn thiện thành phần hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.

- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước thẩm định hồ sơ lần 02.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu giải trình, hoàn thiện hồ sơ mà tổ chức không gửi lại hồ sơ thì Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lại hồ sơ cho tổ chức.

Bước 3. Trả kết quả

Trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, hoàn thiện của tổ chức, Ngân hàng Nhà nước tiến hành thẩm định lần 03 và thực hiện trả kết quả:

  • Cấp Giấy phép theo quy định.

  • Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời tổ chức, trong đó nêu rõ lý do.

Lưu ý: Kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ, tổ chức đề nghị cấp Giấy phép được tự gửi bổ sung, hoàn thiện hồ sơ tối đa 02 lần.

Trên đây là nội dung tham khảo về thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Thông tư 27/2024/TT-BCT hướng dẫn tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch (cụ thể bao gồm công trình năng lượng tái tạo, nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên, LNG). Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Theo quy định mới, các ứng dụng Online Banking bắt buộc phải tích hợp những tính năng bảo mật và tiện ích vượt trội. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho thông tin tài chính của bạn mà còn mang đến những trải nghiệm giao dịch nhanh chóng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Vậy, các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025 gồm những gì?

Giải đáp thắc mắc về Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Giải đáp thắc mắc về Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Giải đáp thắc mắc về Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Ngày 22/11/2024 vừa qua, LuatVietnam đã tổ chức sự kiện Hội thảo trực tuyến về chủ đề: "Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP” với sự tham gia của Luật sư Hà Huy Phong - Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài thương mại, Giảng viên Đại học Luật Hà Nội.

Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước [mới nhất]

Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước [mới nhất]

Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước [mới nhất]

Nghị định 52/2024/NĐ-CP được ban hành đã thay thế Nghị định 101 nhằm giải quyết các vấn đề bất cập trên thực tiễn và theo kịp xu thế phát triển của nền kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ xoay quanh nội dung về thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước theo Nghị định 52.