Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.

Hồ sơ thành lập khu công nghệ cao

Để đảm bảo các dự án đầu tư phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của khu công nghệ cao, Điều 7 Nghị định 10/2024/NĐ-CP đã quy định chi tiết về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.

Trong đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị thành lập khu công nghệ cao.

Thành phần hồ sơ đề nghị thành lập khu công nghệ cao, gồm:

(1) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị thành lập khu công nghệ cao, gồm các nội dung chính như sau:

  • Căn cứ pháp lý;

  • Sự cần thiết và quá trình xây dựng đề án thành lập khu công nghệ cao;

  • Nội dung tóm tắt đề án thành lập khu công nghệ cao;

  • Đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí thành lập khu công nghệ cao;

  • Kiến nghị về việc thành lập khu công nghệ cao.

(2) Đề án thành lập khu công nghệ cao, gồm các nội dung như sau:

  • Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu công nghệ cao;
  • Đánh giá hiện trạng, các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, khoa học và công nghệ, kinh tế - xã hội, các hạn chế và lợi thế;

  • Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện thành lập khu công nghệ cao theo quy định tại Điều 5 Nghị định 10/2024/NĐ-CP (kèm theo các tài liệu có liên quan);

  • Dự kiến phương hướng phát triển khu công nghệ cao gồm: mục tiêu phát triển, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên; định hướng tổ chức các khu vực chức năng; sơ bộ định hướng phát triển không gian;

  • Dự kiến tổng vốn đầu tư, các phương thức huy động các nguồn lực và phân định trách nhiệm đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghệ cao; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghệ cao;
  • Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện;

  • Thể hiện phương án thành lập khu công nghệ cao trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 1:25.000.

Theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 10/2024/NĐ-CP, quy định về cơ quan chủ trì thành lập khu công nghệ cao như sau:

Điều 8. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ thành lập, mở rộng khu công nghệ cao

1. Cơ quan chủ trì trình thành lập, mở rộng khu công nghệ cao:

a) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan đánh giá hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng đối với khu công nghệ cao quy định tại Điều 31 Luật Công nghệ cao trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan đánh giá hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại Điều 32 Luật Công nghệ cao trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Theo đó, hồ sơ thành lập khu công nghệ cao của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ được lập thành 10 bộ, trong đó có 02 bộ hồ sơ bản chính và gửi Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao

Thủ tục thành lập khu công nghệ caoCũng theo Điều 8 Nghị định 10/2024/NĐ-CP, thủ tục thành lập khu công nghệ cao gồm các bước sau đây:

Bước 1. Chuẩn bị và gửi hồ sơ

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị thành lập khu công nghệ cao theo quy định trên.

Cơ quan chủ trì nhận hồ sơ:

  • Bộ Khoa học và Công nghệ: áp dụng với thành lập khu công nghệ cao.

  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: áp dụng đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bước 2. Lấy ký kiến

  • Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan chủ trì gửi hồ sơ và văn bản lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan.

  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến gửi ý kiến bằng văn bản đối với nội dung thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

Bước 3. Đánh giá hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến, cơ quan chủ trì đánh giá tổng hợp hồ sơ theo các nội dung sau:

  • Cơ sở pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu công nghệ cao.

  • Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập khu công nghệ cao

  • Đánh giá tính khả thi về phương hướng phát triển của khu công nghệ cao; phương án huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghệ cao.

  • Đánh giá sơ bộ về hiệu quả đóng góp về khoa học và công nghệ, kinh tế - xã hội của việc thành lập khu công nghệ cao.

  • Tính khả thi của các giải pháp thực hiện việc thành lập khu công nghệ cao.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành lập Hội đồng tư vấn để làm rõ những vấn đề liên quan.

Ngoài ra, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, cơ quan chủ trì thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện.

Bước 4. Ra quyết định 

  • Cơ quan chủ trì lập Hồ sơ trình về việc thành lập khu công nghệ cao

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng khu công nghệ cao đã được chỉnh sửa, bổ sung,cơ quan chủ trì trinh thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này

  • Cơ quan chủ trì trình hồ sơ Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập, mở rộng khu công nghệ cao.

Trên đây là nội dung tham khảo về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.