Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước [mới nhất]

Nghị định 52/2024/NĐ-CP được ban hành đã thay thế Nghị định 101 nhằm giải quyết các vấn đề bất cập trên thực tiễn và theo kịp xu thế phát triển của nền kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ xoay quanh nội dung về thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước theo Nghị định 52.

Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước

Khoản 1 Điều 13 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định Ngân hàng Nhà nước được phép mở tài khoản thanh toán cho Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, Điều 14 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước như sau:

Về thành phần hồ sơ

  • Đơn đề nghị mở tài khoản thanh toán: Mẫu số 01.

  • Tài liệu chứng minh tổ chức mở tài khoản thanh toán gồm:

- Quyết định thành lập

- Giấy phép hoạt động

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy tờ có giá trị tương đương

  • Tài liệu chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản thanh toán và kèm theo một trong các giấy tờ sau:

- Thẻ Căn cước/ thẻ Căn cước công dân/Căn cước điện tử/Chứng minh nhân dân

- Hộ chiếu còn thời hạn

  • Thông tin của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán, người kiểm soát chứng từ giao dịch với Ngân hàng Nhà nước, gồm:

- Văn bản hoặc quyết định bổ nhiệm.

- Thẻ Căn cước, thẻ Căn cước công dân, Căn cước điện tử/ Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước

Về thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước 

Bước 1. Gửi hồ sơ

Tổ chức có nhu cầu mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định trên.

  • Cơ quan nhận hồ sơ: Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán.

  • Phương thức nộp hồ sơ:

- Bưu điện

- Nộp trực tiếp: tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước

- Trực tuyến: cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước hoặc cổng dịch vụ công quốc gia

Bước 2. Xử lý hồ sơ

Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán, Ngân hàng Nhà nước kiểm tra các thành phần hồ sơ và đối chiếu với các yếu tố đã kê khai tại đơn đề nghị mở tài khoản thanh toán.

  • Trong thời hạn 01 ngày, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho tổ chức đề nghị mở tài khoản  hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ hoặc còn có sự sai lệch:

  • Trong thời hạn 05 ngày, tổ chức đề nghị mở tài khoản phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và gửi lại cho Ngân hàng Nhà nước.

Lưu ý: Trường hợp quá thời hạn mà tổ chức đề nghị mở tài khoản không gửi bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản từ chối mở tài khoản thanh toán và trả lại hồ sơ cho tổ chức đề nghị mở tài khoản.

Bước 3. Trả kết quả

Trong thời hạn 02 ngày, Ngân hàng Nhà nước phải xử lý việc mở tài khoản thanh toán cho tổ chức.

Trường hợp Ngân hàng Nhà nước từ chối mở tài khoản thanh toán thì phải thông báo lý do cho tổ chức biết bằng văn bản.

Thủ tục đóng tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước

Cũng theo Điều 14 Nghị định 52/2024/NĐ-CP, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước có nhu cầu đóng tài khoản thanh toán thì sẽ thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lập đơn đề nghị 

Tổ chức có nhu cầu đóng tài khoản thanh toán cần thực hiện 02 nhiệm vụ sau:

  • Lập đơn đề nghị đóng tài khoản thanh toán: Mẫu số 02.

  • Yêu cầu Ngân hàng nhà nước xử lý số dư tài khoản thanh toán (nếu có)

Bước 2: Xử lý đơn

Sau khi nhận đơn đề nghị đóng tài khoản thanh toán, Ngân hàng Nhà nước tiến hành:

  • Kiểm tra, đối chiếu thông tin trên đơn đề nghị với thông tin tài khoản

  • Xử lý số dư trên tài khoản thanh toán theo yêu cầu của chủ tài khoản (nếu có).

Lưu ý: Ngân hàng Nhà nước thực hiện xử lý số dư còn lại trên tài khoản thanh toán theo yêu cầu bằng văn bản của chủ tài khoản trước khi có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra các trường hợp đóng tài khoản thanh toán dưới đây:

  • Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.

  • Chủ tài khoản thanh toán vi phạm hành vi bị cấm về tài khoản thanh toán quy định tại khoản 5, khoản 8 Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.

  • Các trường hợp theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Bước 3: Xử lý việc đóng tài khoản thanh toán

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện việc đóng tài khoản thanh toán.

Trên đây là nội dung tham khảo về thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước theo Nghị định 52.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

5 trường hợp thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

5 trường hợp thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

5 trường hợp thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Nghị định số 78/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, cùng thời điểm có hiệu lực của Luật Giá. Doanh nghiệp cần lưu ý 05 trường hợp thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ thẩm định giá được đề cập trong bài viết dưới đây.

Thủ tục cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ

Thủ tục cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ

Thủ tục cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ

Huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ là hoạt động cần thiết phải thực hiện với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy. Theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP, việc cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ được thực hiện thế nào từ 15/5/2024?