Sáng chế phần mềm là gì? Có được đăng ký phần mềm dưới danh nghĩa sáng chế?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, sáng chế phần mềm là một trong các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Vậy, điều kiện để đăng ký sáng chế phần mềm thế nào? Hồ sơ, thủ tục thực hiện ra sao?

1. Sáng chế phần mềm là gì? Có được đăng ký bảo hộ sáng chế không?

Sáng chế là sản phẩm trí tuệ được tạo ra từ sự sáng tạo, công sức của một cá nhân, tập thể nào đó. Phần mềm có thể hiểu là một tập hợp các tập tin có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng nào đó trên thiết bị điện tử. Hiện nay có rất nhiều loại phần mềm, chủ yếu là dành cho các thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bảng.

Vậy, phần mềm máy tính có thuộc đối tượng bảo hộ sáng chế không?

Phần mềm đăng ký sáng chế được xem xét dưới dạng là phần mềm máy tính hay còn gọi là chương trình máy tính. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật sở hữu trí tuệ thì chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.

Trong khi đó, chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học. Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định rõ phần mềm máy tính không được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế, cụ thể:

Điều 59. Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

Như vậy, có thể thấy rằng phần mềm đăng ký sáng chế ở đây là chương trình máy tính (phần mềm máy tính) không phải là đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Thay vào đó, phần mềm được đăng ký dưới hình thức quyền tác tức đăng ký bản quyền phần mềm.

sang che phan mem
Phần mềm cũng là một trong các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ (Ảnh minh họa)

2. Điều kiện nào để được đăng ký sáng chế phần mềm?

Theo quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế ban hành kèm theo Quyết định số 487/QĐ-SHTT thì mặc dù chương trình máy tính (phần mềm) thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhưng nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ mang các đặc điểm sau đây có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

- Có đặc tính kĩ thuật;

- Là một giải pháp kĩ thuật, nhằm giải quyết một vấn đề kĩ thuật bằng một phương tiện kĩ thuật để tạo ra một hiệu quả kĩ thuật.

Vậy trong trường hợp đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kĩ thuật và liên kết với một thiết bị kĩ thuật thì có thể bảo hộ phần mềm với danh nghĩa sáng chế.

3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký sáng chế phần mềm thế nào?

Trường hợp phần mềm đủ điều kiện đăng ký bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế, theo quy định tại Điều 100 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH về luật sở hữu trí tuệ năm 2019, hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế phần mềm gồm:

- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ;

- Giấy ủy quyền nếu đơn nộp thông qua đại diện;

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Hồ sơ, tài liệu đăng ký nêu trên được nộp tới Cục sở hữu trí tuệ, tại đây Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thực hiện các nội dung:

- Tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế

- Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế: cụ thể là cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ xem xét và ra các thông báo:

- Dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, có thời hạn ấn định để người nộp đơn sửa chữa

- Từ chối chấp nhận đơn nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc không có ý kiến phản đối việc từ chối chấp nhận đơn một cách hợp lý.

- Chấp nhận đơn hợp lệ

- Công bố đơn đăng ký sáng chế.

4. Đăng ký sáng chế phần mềm mất bao lâu?

Căn cứ Điều 119, Điều 110 văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH về luật sở hữu trí tuệ năm 2019 quy định thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như sau:

- Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

- Thời hạn thẩm định nội dung: 12 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

- Thời hạn công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp: Được công bố trong tháng thứ 19 kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn.

Trên đây là giải đáp về ​đăng ký sáng chế phần mềm. Nếu có nhu cầu tư vấn đăng ký quyền tác giả, quý khách hàng vui lòng gọi ngay đến số  0938.36.1919 để được các chuyên viên pháp lý doanh nghiệp của LuatVietnam hỗ trợ miễn phí.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Danh sách chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở Việt Nam

Danh sách chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở Việt Nam

Danh sách chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở Việt Nam

Chỉ dẫn địa lý là một trong các đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, đã có hơn 100 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Vậy, chỉ dẫn địa lý là gì? Những chỉ dẫn địa lý nào được bảo hộ tại Việt Nam?