Chưa được xóa án tích lại phạm tội mới, mức phạt "nặng" hơn thế nào?

Chưa được xóa án tích mà phạm tội mới bị xử lý thế nào? Là vấn đề mà nhiều người còn thắc mắc. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ giải đáp rõ về vấn đề này.

Xóa án tích là gì? Thời hạn xóa án tích là bao lâu?

Xóa án tích được hiểu là việc một người đã bị kết án về một tội phạm, đã chấp hành xong các hình phạt và điều kiện để xóa án tích thì được xóa án tích theo quy định pháp luật. Theo đó, một người sẽ được coi là chưa phạm tội sau khi được xóa án tích. Bộ luật Hình sự quy định các trường hợp được xóa án tích gồm:

- Đương nhiên xóa án tích;

- Xóa án tích theo quyết định của Tòa án;

- Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.

Theo Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, cách tính thời hạn xóa án tích được quy định như sau:

- Với trường hợp đương nhiên xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của Tòa án, thời hạn xóa án tích sẽ căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.

- Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực thì thời hạn để xóa án tích cũ:

+ Được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính; hoặc

+ Thời gian thử thách án treo của bản án mới; hoặc

+ Từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành.

- Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 để quyết định việc xóa án tích đối với người đó.

- Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.

chua duoc xoa an tich ma pham toi moi
Chưa được xóa án tích mà phạm tội mới, mức phạt "nặng" hơn thế nào? (Ảnh minh họa)

Chưa xóa án tích mà phạm tội mới, bị xử lý thế nào?

Có thể hiểu, chưa được xóa án tích mà phạm tội mới là việc một người chưa chấp hành xong hình phạt nhưng đã thực hiện hành vi phạm tội khác. Theo đó, căn cứ Căn cứ Điều 53 Bộ luật Hình sự 2015, người nào chưa được xóa án tích mà lại phạm một tội mới thì bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Cụ thể:

- Tái phạm là khi người bị kết án chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý thì được coi là tái phạm;

- Tái phạm nguy hiểm là khi:

+ Người bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; hoặc

+ Người bị kết án đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, việc tái phạm hay tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng, đây là căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định mức hình phạt cho người có hành vi phạm tội.

Trên đây là giải đáp về chưa được xóa án tích mà phạm tội mới, mức phạt tăng thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người bị hại trong vụ án hình sự là những ai?

Người bị hại trong vụ án hình sự là những ai?

Người bị hại trong vụ án hình sự là những ai?

Người bị hại là một trong các đối tượng tham gia tố tụng hình sự bị thiệt hại về sức khỏe, tinh thần,… và được pháp luật quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ khi tham gia tố tụng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể về các vấn đề pháp lý liên quan đến người bị hại.