Hướng dẫn đăng ký sáng chế quốc tế theo quy định mới nhất

Đăng ký sáng chế quốc tế là giải pháp bảo hộ sáng chế của cá nhân, tổ chức tại các quốc gia khác nhằm tránh tình trạng bị sử dụng trái phép. Sau đây là hướng dẫn hướng dẫn đăng ký sáng chế quốc tế theo các quy định mới nhất.

1. Điều kiện đăng ký sáng chế quốc tế

Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền Đăng ký bằng sáng chế quốc tế:

  • Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức, chi phí của mình;

  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, vật chất cho tác giả dưới hình thức thuê, giao việc.

  • Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì phải có sự đồng ý của tất cả các cá nhân, tổ chức đó mới được đăng ký.

2. Các hình thức đăng ký sáng chế quốc tế

Hiện nay, doanh nghiệp muốn tiến hành đăng ký sáng chế quốc tế có thể lựa chọn các phương thức sau:

  • Nộp đơn đăng ký sáng chế trực tiếp tại từng quốc gia: Chủ sở hữu sáng chế nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế tại quốc gia mà mình muốn đăng ký bảo hộ. Việc xử lý đơn sẽ được sẽ áp dụng theo quy định của từng quốc gia.

  • Nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế theo Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp: Chủ sở hữu nộp đơn đăng ký sáng chế tại một trong các nước thành viên trước thì khi nộp đơn đăng ký tại nước khác sẽ được hưởng quyền ưu tiên trong thời gian 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên. Việc xử lý đơn sẽ áp dụng pháp luật quốc gia nộp đơn đăng ký.

  • Nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế qua Hiệp ước hợp tác Patent (hiệp ước PCT)

dang ky sang che quoc te

3. Hướng dẫn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT

Căn cứ Điều 11 Nghị định 103/2006/NĐ-CP, đơn quốc tế về sáng chế bao gồm 02 loại:

- Đơn PCT có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam: Đơn đăng ký có yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam, có thể nộp tại bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả là Việt Nam.

- Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam: Đơn đăng ký được nộp tại Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ tại bất kỳ nước thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả là Việt Nam.

3.1. Đăng ký sáng chế quốc tế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam

Thành phần hồ sơ

  • 02 Tờ khai đăng ký sáng chế;

  • Bản sao đơn quốc tế (trường hợp yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);

  • 01 bản dịch ra tiếng Việt của bản mô tả và bản tóm tắt trong đơn quốc tế (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu, nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 Hiệp ước PCT);

  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

  • Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện)

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn Đăng ký bằng sáng chế quốc tế có được coi là hợp lệ hay không

  • Trường hợp đơn Đăng ký bằng sáng chế quốc tế hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 02 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn Đăng ký bằng sáng chế quốc tế

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn Đăng ký bằng sáng chế quốc tế sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn Đăng ký bằng sáng chế quốc tế

  • Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;

  • Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

(Theo khoản 27 Mục 1 Chương 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)

3.2. Thủ tục đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam

Thành phần hồ sơ

- 03 Đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam phải được làm bằng tiếng Anh

- 01 Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Xử lý đơn:

Xác định đối tượng yêu cầu bảo hộ có thuộc diện bí mật quốc gia hay không;

Thông báo các khoản phí, lệ phí cần phải nộp và thông báo cho người nộp đơn để chuyển cho Văn phòng quốc tế;

Gửi một bản (bản hồ sơ) của đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế và một bản (bản tra cứu) cho cơ quan tra cứu quốc tế.

(Theo khoản 27 Mục 1 Chương 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)

Nếu có nhu cầu tư vấn đăng ký quyền tác giả, quý khách hàng vui lòng gọi ngay đến số 0938.36.1919  để được các chuyên viên pháp lý doanh nghiệp của LuatVietnam hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Bật mí giấy tờ cần thiết khi kinh doanh online mà chủ online cần biết

Bật mí giấy tờ cần thiết khi kinh doanh online mà chủ online cần biết

Bật mí giấy tờ cần thiết khi kinh doanh online mà chủ online cần biết

Những giấy tờ cần thiết khi kinh doanh online mà chủ online cần biết là gì? Nó có phức tạp hay không? Ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì kinh doanh online đang trở thành xu hướng được hàng triệu khách hàng ưa chuộng. Chính vì vậy các chủ doanh nghiệp đã phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian, tiền bạc để bổ sung nhiều loại giấy tờ. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu giúp bạn đơn giản hóa thủ tục khi muốn kinh doanh online?

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Luật Thành Công

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Luật Thành Công

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Luật Thành Công

Thành lập công ty hay khởi nghiệp hiện đang là xu hướng phát triển kinh tế và làm giàu nhanh chóng được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để thành lập nên một công ty không phải là điều dễ dàng bởi nó phải trải qua rất nhiều giai đoạn cũng như các thủ tục pháp lý. Đó chính là lý do mà bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Luật Thành Công! Cùng theo dõi nhé!