Hướng dẫn đăng ký bản quyền phần mềm từ A - Z

Ngành công nghiệp phần mềm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống, xã hội, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm không ngừng tăng cao. Do đó việc đăng ký bản quyền phần mềm ngày càng được quan tâm và chú trọng.

1. Đăng ký bản quyền phần mềm là gì? Tại sao cần đăng ký?

Theo Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ, chương trình máy tính (phần mềm) được hiểu là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể…

Điều 22 Luật này cũng nêu rõ, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy, chương trình máy tính cũng được bảo hộ như tác phẩm văn học thông qua việc đăng ký bản quyền.

Theo đó, đăng ký bản quyền phần mềm là việc tác giả, chủ sở hữu phần mềm tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tới Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp với phần mềm do mình sáng tạo ra.

Từ đó, tác giả, chủ sở hữu phần mềm có cơ sở pháp lý nhằm phòng tránh, ngăn chặn những hành vi sao chép, xâm phạm quyền với phần mềm của mình để trục lợi bất hợp pháp.

Mặc dù ở Việt Nam hiện nay không bắt buộc phải đăng ký bản quyền tác giả với phần mềm, tuy nhiên việc đăng ký quyền tác giả nhằm tạo ra một sự ghi nhận của cơ quan nhà nước về quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm thông qua việc cấp Giấy chứng nhận. Khi có tranh chấp xảy ra, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình nữa.

Tóm lại, việc đăng ký bản quyền phần mềm là hành động cần thiết để tác giả, chủ sở hữu phần mềm tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm?

Theo quy định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ, người trực tiếp sáng tạo ra phần mềm, chủ ở hữu phần mềm có quyền đăng ký bản quyền phần mềm. Tác giả, chủ sở hữu phần mềm gồm:

- Cá nhân, tổ chức là người Việt Nam;

- Cá nhân, tổ chức là người nước ngoài.

dang-ky-ban-quyen-phan-mem
Đăng ký bản quyền phần mềm là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm (Ảnh minh họa)

3. Hồ sơ làm thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm gồm các giấy tờ sau (tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ):

- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Lưu ý:

+ Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan;

+ Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng;

+ Tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh;

+ Thời gian, địa điểm, hình thức công bố;

+ Cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Bộ Văn hóa - Thông tin quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu tác phẩm có đồng tác giả);

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

4. Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm ở đâu?

Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:

- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả phần mềm tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP.HCM, TP. Đà Nẵng).

- Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan: Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. HCM, TP. Đà Nẵng).

5. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm là bao lâu?

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn.

- Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan: Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Tuy nhiên, do nhiều lý do khác như quá tải về hồ sơ, dịch bệnh,... mà thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm trên thực tế bị kéo dài, từ 30 - 45 ngày làm việc.

6. Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm thế nào?

Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm được quy định tại Điều 53 Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó:

- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan của phần mềm máy tính có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan cấp trước ngày Luật này có hiệu lực tiếp tục được duy trì hiệu lực.

Đối với hiệu lực về thời gian, khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ quy định bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.

Trên đây là các vấn đề liên quan đến Đăng ký bản quyền phần mềm mà LuatVietnam gửi đến bạn đọc.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Đăng ký bản quyền phần mềm. Nếu có nhu cầu đăng ký bản quyền hoặc cần giải đáp thắc mắc liên quan, quý khách hàng vui lòng gọi đến số điện thoại 0938.36.1919 để được hỗ trợ miễn phí.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu? Hồ sơ đăng ký gồm những gì?

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu? Hồ sơ đăng ký gồm những gì?

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu? Hồ sơ đăng ký gồm những gì?

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là khâu quan trọng được thực hiện ngay từ thời điểm bắt đầu việc kinh doanh. Thủ tục này nhằm giúp doanh nghiệp đánh dấu quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình, đồng thời giúp khách hàng nhận diện nhãn hiệu trước muôn vàn nhãn hiệu khác trên thị trường. Tuy nhiên, quyền đăng ký nhãn hiệu phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.