Tính mới của kiểu dáng công nghiệp là gì? Xác định tính mới kiểu dáng công nghiệp ra sao?

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp là một trong những điều kiện quan trọng để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Vậy, tính mới của kiểu dáng công nghiệp là gì?

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp là một trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.

Theo đó, Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ quy định điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ gồm:

- Có tính mới;

- Có tính sáng tạo;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

tinh moi cua kieu dang cong nghiep
Tính mới của kiểu dáng công nghiệp là một trong các điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp (Ảnh minh họa)

2. Thế nào là tính mới của kiểu dáng công nghiệp?

Theo Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên dưới các hình thức:

- Bằng văn bản; hoặc

- Bất kỳ hình thức nào khác.

Vậy xác định tính mới của kiểu dáng công nghiệp thế nào?

Theo khoản 2 Điều 65 Luật Sở hữu tri tuệ, hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.

Trong đó, kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

Ngoài ra, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày công bố:

- Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký;

- Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

- Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

3. Vi phạm về tính mới của kiểu dáng công nghiệp có bị xử lý không?

Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp gồm:

- Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời.

Như đã phân tích ở phần trên, tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên.

Do đó, việc sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.

Trên đây là giải đáp về tính mới của kiểu dáng công nghiệp. Nếu có nhu cầu tư vấn đăng ký quyền tác giả, quý khách hàng vui lòng gọi ngay đến số 0938.36.1919 để được các chuyên viên pháp lý doanh nghiệp của LuatVietnam hỗ trợ miễn phí.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Danh sách chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở Việt Nam

Danh sách chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở Việt Nam

Danh sách chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở Việt Nam

Chỉ dẫn địa lý là một trong các đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, đã có hơn 100 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Vậy, chỉ dẫn địa lý là gì? Những chỉ dẫn địa lý nào được bảo hộ tại Việt Nam?