Đính hôn là gì? Sau đính hôn có được xem là vợ chồng hợp pháp?

Đính hôn một trong những nghi lễ thường thấy trong phong tục cưới hỏi của người Việt từ bao đời nay. Vậy đính hôn là gì? Sau khi thực hiện nghi lễ này, nam nữ có được xem vợ chồng hợp pháp hay chưa? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được chúng tôi lý giải trong bài viết dưới đây.

1. Đính hôn là gì?

đính hôn là gì
Đính hôn là nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt (Ảnh minh hoạ)

Đính hôn là nghi lễ được tổ chức như một lời thông báo chính thức về việc hứa gả con của hai bên gia đình. Đây có thể được xem là bước đệm ban đầu cho việc tiến tới một đám cưới và cuộc hôn nhân trong tương lai của các cặp đôi.

Thông thường lễ đính hôn sẽ tổ chức ở nhà gái, với sự tham gia của gia đình hai bên, bạn bè thân thiết. Trong lễ đính hôn, nhà trai sẽ mang theo sính lễ qua nhà gái để xin hỏi cưới. Nhà gái nhận sính lễ nghĩa là đồng ý hứa gả con.

Lễ đính hôn được thực hiện với những nghi thức sau:

  • Nhà trai chào hỏi và trao sính lễ cho nhà gái

  • Cô dâu ra mắt họ hàng hai bên

  • Chú rể sẽ trao hoa và nhẫn đính hôn cho cô dâu

  • Chú rể và cô dâu sẽ dâng hương lên bàn thờ tổ tiên

  • Gia đình hai bên bàn bạc về lễ cưới

  • Nhà gái lại quả cho nhà trai

Lễ đính hôn thường sẽ được tổ chức trước lễ cưới từ 1 đến 3 tháng. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí nhiều gia đình cũng tiến hành lễ đính hôn và lễ cưới chung với nhau.

2. Sau khi đính hôn có được xem là vợ chồng hợp pháp?

Căn cứ khoản 1 và khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 3: Giải thích từ ngữ

1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Bên cạnh đó, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định:

Điều 9. Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Dựa theo những quy định trên thì nam nữ được công nhận là vợ chồng hợp pháp chỉ khi hai người thực hiện đăng ký kết hôn.

Đính hôn chỉ là nghi lễ trong phong tục cưới hỏi chứ không phải là một thủ tục bắt buộc trong quá trình xác lập mối quan hệ hôn nhân. Vì vậy, dù đã đính hôn thì nam nữ vẫn chưa được xem là vợ chồng hợp pháp. Ở thời điểm sau khi đính hôn nam nữ chỉ có thể được xem nhau là vợ chồng sắp cưới.

Để được công nhận là vợ chồng hợp pháp thì hai người cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kết hôn và phải thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

3. Pháp luật hiện nay quy định điều kiện kết hôn ra sao?

Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Theo như quy định trên thì nam nữ muốn kết hôn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nam từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi; cả hai người phải còn đủ năng lực hành vi dân sự, kết hôn tự nguyện và không thuộc các trường hợp cấm của pháp luật về hôn nhân như: không kết hôn với người đang có vợ, có chồng, người có cùng dòng máu trực hệ, người thuộc dòng họ trong phạm vi ba đời,….

4. Để đăng ký kết hôn cần thực hiện những thủ tục gì?

Để đăng ký kết hôn nam nữ cần thực hiện những thủ tục bắt buộc sau:

4.1 Giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện đăng ký kết hôn

đính hôn là gì
Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn (Ảnh minh hoạ)

Trước khi đăng ký kết hôn nam nữ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ phải nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn như sau:

-   Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu có sẵn, nam nữ điền đầy đủ thông tin. Hai bên nam nữ cũng có thể khai chung một Tờ khai đăng ký kết hôn (trường hợp người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp).

-  Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người có yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn nơi làm thủ tục đăng ký kết hôn.

-  Giấy hộ chiếu hoặc CMND hoặc Căn cước công dân hoặc các loại giấy tờ khác có dán ảnh và ghi đầy đủ thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp và đang còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký kết hôn.

- Các giấy tờ cần thiết chứng minh nơi cư trú.

- Tờ trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn nơi làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn, hủy việc kết hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài.

4.2 Các bước làm giấy đăng ký kết hôn theo quy định

Theo quy định tại Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 thì thủ tục làm giấy đăng ký kết hôn bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Hai bên nam nữ sẽ nộp tờ khai đăng ký kết hôn và các giấy tờ có trong hồ sơ đăng ký kết hôn cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng kết hôn.

Bước 2: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, công chức tư pháp - hộ tịch sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.

Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trong trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

Kết luận

Bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp những thông tin về đính hôn là gì và mối quan hệ của hai người sau khi đính hôn. Với những thông tin này hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích về luật hôn nhân và gia đình và những vấn đề xoay quanh về nghi lễ đính hôn và trình tự thực hiện nghi lễ này.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp mới nhất 2024

Yêu cầu lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp mới nhất 2024

Yêu cầu lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp mới nhất 2024

Biển báo an toàn tầm thấp được thiết kế và lắp đặt để hỗ trợ cho người sinh sống, làm việc ở trong toà nhà đến được các lối ra thoát nạn trong trường hợp bị khói che khuất các lối ra khi xảy ra sự cố cháy, nổ. Vậy yêu cầu lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp mới nhất hiện nay được quy định thế nào?

Yêu cầu lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn 2024

Yêu cầu lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn 2024

Yêu cầu lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn 2024

Biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn là các loại biển báo cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt động phòng cháy chữa cháy, giúp mọi người có thể tìm thiếu lối ra, hướng thoát nạn khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Vậy yêu cầu về việc lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn hiện nay thế nào?

Yêu cầu lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp mới nhất 2024

Yêu cầu lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp mới nhất 2024

Yêu cầu lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp mới nhất 2024

Biển báo an toàn tầm thấp được thiết kế và lắp đặt để hỗ trợ cho người sinh sống, làm việc ở trong toà nhà đến được các lối ra thoát nạn trong trường hợp bị khói che khuất các lối ra khi xảy ra sự cố cháy, nổ. Vậy yêu cầu lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp mới nhất hiện nay được quy định thế nào?

Yêu cầu lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn 2024

Yêu cầu lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn 2024

Yêu cầu lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn 2024

Biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn là các loại biển báo cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt động phòng cháy chữa cháy, giúp mọi người có thể tìm thiếu lối ra, hướng thoát nạn khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Vậy yêu cầu về việc lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn hiện nay thế nào?