Có được trả lương cho lao động nước ngoài bằng ngoại tệ?

Việc sử dụng lao động, chuyên gia người nước ngoài đang ngày càng phổ biến đặc biệt là trong những lĩnh vực mới. Theo đó, công ty có được trả lương cho lao động nước ngoài bằng ngoại tệ không?

1. Trả lương bằng ngoại tệ được không?

Về nguyên tắc, trên lãnh thổ Việt Nam mọi giao dịch, thanh toán… trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác không được thực hiện bằng ngoại hối trừ trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (theo Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 28/2005/PL-UBTVQH11).

Đồng thời, khoản 14 Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN có nêu, người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản/tiền mặt cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoiaf làm việc cho tổ chức đó.

Mặt khác, khoản 2 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định:

2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.

Như vậy, căn cứ các quy định trên, công ty được phép thoả thuận tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động nước ngoài bằng ngoại tệ thông qua chuyển khoản hoặc tiền mặt (hình thức trả lương do 02 bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động).

tra luong cho lao dong nuoc ngoai bang ngoai te
Giải đáp thắc mắc về trả lương cho lao động nước ngoài bằng ngoại tệ (Ảnh minh họa)

 

2. Lương bằng ngoại tệ, tính đóng BHXH thế nào?

Theo Điều 26 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, người lao động có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02/1 cho 06 tháng đầu năm và ngày 01/7 cho 06 tháng cuối năm.

Nếu trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

Ngoài ra, tiền lương tháng đóng BHXH ghi ở trong sổ BHXH cũng là tiền lương bằng Đồng Việt Nam được chuyển đổi theo tỷ giá nêu trên.
 

3. Quy đổi lương bằng ngoại tệ khi tính thuế TNCN thế nào?

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 111/2013 của Bộ Tài chính được sửa đổi tại Thông tư 92/2015, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính bằng Đồng Việt Nam.

Nếu thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế mua vào của ngân hàng cá nhân mở tài khoản giao dịch tại thời điểm phát sinh thu nhập.

Nếu người nộp thuế không mở tài khoản giao dịch tại Việt Nam thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ mua vào của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát sinh thu nhập.

Trường hợp loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.

Đồng thời, Điều 5 Thông tư số 200/2014/TT-BTC cũng quy định tương tự.

Do đó, thu nhập chịu thuế TNCN của lao động nước ngoài phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam để khấu trừ, khai thuế, quyết toán thuế theo tỷ giá mua vào của ngân hàng cá nhân mở tài khoản giao dịch tại thời điểm phát sinh thu nhập.

Trên đây là giải đáp một số vấn đề liên quan đến trả lương cho lao động nước ngoài bằng ngoại tệ, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 có phải là "ứng trước" trợ cấp thất nghiệp?

Nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 có phải là

Nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 có phải là "ứng trước" trợ cấp thất nghiệp?

Như đã biết, tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 được lấy từ kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020. Vậy nguồn này được lấy từ đâu? Có phải là ứng trước từ tiền trợ cấp thất nghiệp của người lao động không?