Phân biệt tội tham ô và nhận hối lộ

Tham ô tài sản và nhận hối lộ là hai loại tội phạm về tham nhũng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt rõ hai loại tội phạm này.

Sự giống nhau giữa Tội tham ô và Tội nhận hối lộ

Tội tham ô tài sản và Tội nhận hối lộ là hai trong bảy tội được quy định tại Mục 1 Chương 23 của Bộ luật Hình sự 2015. Đây là nhóm tội phạm về tham nhũng, chức vụ. Theo đó, những điểm giống nhau của hai tội này là:

- Đối tượng phạm tội đều là người có chức vụ và có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn

- Khung hình phạt cao nhất được áp dụng là tử hình, mức hình phạt thấp nhất là 02-07 năm tù giam

- Người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm, bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

- Áp dụng cả với các đối tượng có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.

- Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

- Nếu sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì có thể không phải chịu thi hành án tử hình

Phân biệt tội tham ô và tội nhận hối lộ

Phân biệt tội tham ô và nhận hối lộ (Ảnh minh họa)


Sự khác nhau giữa Tội tham ô và Tội nhận hối lộ

Bên cạnh những điểm giống nhau đó, hai tội này có một số đặc điểm khác nhau như sau:

STT

Tiêu chí

Tội tham ô

Tội nhận hối lộ

1

Căn cứ pháp lý

Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015

Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015

2

Khái niệm

Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý

Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận lợi ích để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

3

Đối tượng

Tài sản mình có trách nhiệm quản lý

Tài sản hoặc lợi ích mà người đưa hối lộ đưa

4

Mục đích

Chiếm đoạt tài sản

Làm hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

5

Ý thức – Lỗi của người phạm tội

Tự bản thân người đó cố ý thực hiện

Trực tiếp hoặc trung gian theo yêu cầu của người đưa hối lộ

Trên đây là so sánh sự giống và khác nhau giữa hai tội: Tham ô và nhận hối lộ. Để tìm đọc các quy định được cập nhật mới nhất về phòng chống tham nhũng, tìm đến đây.

Nguyễn Hương

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?