Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị tử hình?

Nhận hối lộ là một trong các tội phạm tham nhũng phổ biến, mức phạt Tội này có thể lên đến 20 năm tù hoặc tử hình. Vậy, nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình? Bài viết sau của LuatVietnam sẽ giải đáp vấn đề này.

Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình?

Tội nhận hối lộ hiện nay được quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, theo đó nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Hành vi nhận hối lộ có thể bị xử lý hình sự về Tội nhận hối lộ khi:

- Lợi ích nhận được là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 02 trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội: Tội đưa hối lộ, Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản…, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Lợi ích phi vật chất.

Cũng theo quy định tại Điều 354, mức phạt với Tội nhận hối lộ như sau:

Khung hình phạt

Hành vi phạm tội

Mức phạt

Khung 01

Nhận hối lộ từ 02 - dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng:

+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc

+ Đã bị kết án về một trong các tội: Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Tội đưa hối lộ…

02 - 07 năm tù.

Khung 02

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 - dưới 500 triệu đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản 01 - 03 tỷ đồng;

+ Phạm tội từ 02 lần trở lên;

+ Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

+ Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

07 - 15 năm tù.

Khung 03

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500 triệu - dưới 01 tỷ đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 03 - dưới 05 tỷ đồng.

15 - 20 năm tù.

Khung 04

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 01 tỷ đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 05 tỷ đồng trở lên.

20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Từ bảng trên, có thể thấy mức phạt cao nhất của Tội nhận hối lộ là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình trong trường hợp:

+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 01 tỷ đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 05 tỷ đồng trở lên.

Như vậy, người nào nhận hối lộ có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 05 tỷ đồng trở lên có thể bị áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình.

nhan hoi lo bao nhieu thi bi tu hinh
Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị tử hình? (Ảnh minh họa)

Nộp lại tiền hối lộ có thoát án tử hình không?

Tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 nêu rõ, không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về Tội nhận hối lộ trong trường hợp người này sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Như vậy, bên cạnh việc nộp lại ¾ tài sản nhận hối lộ, người bị kết án cần đáp ứng điều kiện sau để không bị thi hành án tử hình:

+ Hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong quá trình phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm; hoặc

+ Lập công lớn.

Tại Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP cũng đã đưa ra hướng dẫn về việc nộp lại ít nhất ¾ tài sản nhận hối lộ. Theo đó, chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản nhận hối lộ nếu sau khi phạm tội đã tác động để cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, những người thân khác nộp lại hoặc không phản đối việc những đối tượng này nộp lại ít nhất ¾ tài sản mà mình tham ô, nhận hối lộ.

Trong trường hợp cùng một vụ án, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội, trong đó có Tội nhận hối lộ và tội khác nhưng đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ thì cũng được coi là có tình tiết nêu trên, trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng xác định tài sản có nguồn gốc từ tội phạm khác.

Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi: “Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc liên hệ ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản: Mức phạt mới nhất 2022

Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản: Mức phạt mới nhất 2022

Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản: Mức phạt mới nhất 2022

Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi vi phạm xảy ra phổ biến, gây nhiều bức xúc trong dư luận và người dân thời gian gần đây. Vậy, người lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý thế nào?

Thế nào là nhận hối lộ? Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố?

Thế nào là nhận hối lộ? Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố?

Thế nào là nhận hối lộ? Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố?

Có lẽ, không ai là chưa từng nghe đến hành vi “nhận hối lộ”, đây cũng là vấn đề chưa bao giờ “nguội” trong xã hội từ trước đến nay. Người có hành vi nhận hối lộ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Vậy, theo quy định hiện hành, nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố?

Mạng máy tính là gì? Những lợi ích quan trọng của mạng máy tính

Mạng máy tính là gì? Những lợi ích quan trọng của mạng máy tính

Mạng máy tính là gì? Những lợi ích quan trọng của mạng máy tính

Mạng máy tính là thuật ngữ được sử dụng phổ biến, xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống, xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng thật sự hiểu mạng máy tính là gì? Trong bài viết này, LuatVietnam sẽ làm rõ mạng máy tính là gì và các vấn đề khác có liên quan đến mạng máy tính.