Tội nhận hối lộ bị xử lý thế nào theo quy định mới nhất

Nhận hối lộ là hành vi tham nhũng nguy hiểm, gây bức xúc trong xã hội và vô cùng đáng lên án. Vậy người phạm tội nhận hối lộ sẽ bị xử lý thế nào?

Khi nào phạm tội nhận hối lộ?

Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS), nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Nhận hối lộ là một trong những hành vi tham nhũng gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. Theo BLHS, Tội nhận hối lộ thuộc một trong những tội phạm về chức vụ.

Người nhận hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nhận của hối lộ là lợi ích phi vật chất; tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, chưa xóa án tích mà còn vi phạm.

(hiện nay, chưa có quy định xử phạt chung với người nhận hối lộ dưới 02 triệu lần đầu).

Trong đó, các tội phạm tham nhũng được quy định tại BLHS cụ thể là:

- Tội tham ô tài sản;

- Tội nhận hối lộ;

- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ;

- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ,

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

- Tội giả giả mạo trong công tác.

Tội nhận hối lộ bị xử lý thế nào theo quy định mới nhấtTội nhận hối lộ bị xử lý thế nào theo quy định mới nhất (Ảnh minh họa)

Hình phạt của Tội nhận hối lộ

Tại Điều 354 BLHS quy định người phạm tội nhận hối lộ bị phạt tù từ 02 - 07 năm.

Ngoài ra, nếu phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau thì bị phạt tù từ 07 - 15 năm:

- Phạm tội có tổ chức;

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 01 tỷ đến dưới 03 tỷ đồng;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

- Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Phạt tù từ 15 - 20 năm khi của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500 triệu đến dưới 01 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 03 đến dưới 05 tỷ đồng.

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản trên 05 tỷ đồng.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đồng thời, có thể bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ thì cũng bị xử lý theo quy định trên.

Lưu ý:

- Tội nhận hối lộ áp dụng khung hình phạt tăng nặng là phạt tù từ 15 năm trở lên thì không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (theo Điều 28 BLHS).

Bên cạnh đó, Tội nhận hối lộ áp dụng khung hình phạt từ 02 - 07 năm thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 05 năm. Tội nhận hối lộ áp dụng khung hình phạt từ 07 - 15 năm thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 10 năm.

- Người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không bị thi hành án tử hình (quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 BLHS).

Như vậy, người phạm tội nhận hối lộ có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Đồng thời, người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định đến 05 năm, phạt tiền đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xử lý kỷ luật người nhận hối lộ

Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.

Trường hợp công chức, viên chức phạm tội nhận hối lộ bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Tóm lại, người nhận hối lộ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 354 BLHS và bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ phạm tội.

Nếu có vướng mắc về Tội nhận hối lộ hoặc các vấn đề pháp lý khác, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định mới nhất.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?

Môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định mới nhất

Môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định mới nhất

Môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định mới nhất

Những năm gần đây, việc đưa và nhận hối lộ trong các cơ quan, tổ chức là vấn đề nhức nhối bị cả xã hội lên án. Trong đó, hành vi môi giới hối lộ là một trong những tác nhân quan trọng không thể thiếu. Vậy tội môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào?