Vụ nữ sinh giao gà, che giấu hay không tố giác tội phạm?

Vụ án nữ sinh giao gà bị giết gây nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Cho đến nay Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên đã khởi tố, bắt tạm giam 8 bị can liên quan.

Vụ án có nhiều diễn biến mới

8 đối tượng bị bắt gồm: Vương Văn Hùng (35 tuổi), Bùi Văn Công (44 tuổi), Phạm Văn Nhiệm (47 tuổi), Lường Văn Lả (26 tuổi), Lường Văn Hùng (39 tuổi), Phạm Văn Dũng (SN 1972), Cầm Văn Chương (SN 1974), Bùi Thị Kim Thu (SN 1975).

Theo lời khai của Thu, từ đêm 30 Tết cho đến rạng sáng ngày mùng 3 Tết, Thu biết chồng và các đối tượng khác đã bắt giữ, khống chế và hãm hiếp nữ sinh Cao Thị Mỹ D.

Thậm chí, mặc dù nghe thấy tiếng cô gái khóc lóc, kêu cứu nhưng Thu đã không làm gì. Sau đó còn khai những thông tin không chính xác gây khó khăn cho công tác điều tra.

Theo thông tin ban đầu, Bùi Thị Kim Thu sẽ bị truy tố tội Không tố giác tội phạm. Tuy nhiên, Thu cũng có thể bị truy tố về Tội Che giấu tội phạm bởi vụ án hiện đang có rất nhiều tình tiết còn chưa được làm rõ.

Hiện nay, vụ án vẫn đang được các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục điều tra.

Vụ nữ sinh giao gà, che giấu hay không tố giác tội phạm?

Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm (Ảnh minh họa)


Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

Với hành vi của Bùi Thị Kim Thu, mặc dù biết rõ các đối tượng phạm tội nhưng không khai báo, tố giác thì có thể phạm tội Không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015. Nếu giúp các đối tượng che giấu còn có thể phạm tội Che giấu tội phạm được quy định tại Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015.

Vậy Che giấu tội phạm và Không tố giác tội phạm có gì giống và khác nhau?

Sự giống nhau

Cả hai tội trên đều được thực hiện do lỗi cố ý. Họ đều biết về tội phạm được thực hiện nhưng lại cố tình che giấu hoặc không báo cho cơ quan có chức năng.

Ngoài ra, những người sau đây chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu che giấu hoặc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác:

- Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột của người phạm tội

- Vợ hoặc chồng của người phạm tội

07 đặc điểm khác nhau

STT

Đặc điểm

Che giấu tội phạm

Không tố giác tội phạm

1

Căn cứ

Điều 18, Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015

Điều 19, 390 Bộ luật Hình sự 2015

2

Ý thức của người phạm tội

Không hứa hẹn trước, không biết trước việc phạm tội

Biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện

3

Thời điểm phát hiện

Sau khi tội phạm được thực hiện mới biết

Trong cả quá trình, có thể trước, trong hoặc sau khi tội phạm được thực hiện

4

Cách thức

- Che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm

- Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội

- Không tố giác với cơ quan chức năng

5

Hình phạt

- Xuất hiện trong các tội giết người, tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản

- Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm

- Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

- Nếu có hành động can ngăn hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt

6

Tính chất

Là tình tiết tăng nặng

Không quy định

7

Người không phải chịu trách nhiệm hình sự

- Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội

- Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội

- Người bào chữa

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?