Bán thực phẩm bẩn cẩn thận "bóc lịch" 20 năm

Vụ học sinh nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh đang gây không ít bức xúc trong dư luận những ngày gần đây. Nếu có hành vi bán thực phẩm bẩn xảy ra thì mức phạt như thế nào?

Thực phẩm bẩn là gì - Hiểu thế nào cho đúng?

Hiện nay, chưa có định nghĩa chung thống nhất về thực phẩm bẩn. Đây là cách gọi mà mọi người thường dùng để chỉ thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn và được sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Có thể hiểu đơn giản nhất, thực phẩm bẩn là thực phẩm gây hại cho sức khỏe con người, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, chất hóa học trong quá trình nuôi trồng dẫn đến dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép.

Rất khó để phân biệt thực phẩm bằng mắt thường, muốn biết chính xác cần phải kiểm tra, xét nghiệm kỹ lưỡng của những người có chuyên môn.

Xem thêm: BGDĐT: Kiểm soát chặt nguồn gốc thực phẩm trong trường học

mức phạt bán thực phẩm bẩn
Mức phạt bán thực phẩm bẩn: Cẩn thận "bóc lịch" 20 năm (Ảnh minh họa)

Mức phạt bán thực phẩm bẩn

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, mức phạt tiền tối đa với cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng, tổ chức là 200 triệu đồng.

Tuy nhiên, khi mức tiền phạt cao nhất thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 - 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm.

Cụ thể, theo Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, phạt tiền từ 80 triệu đồng - 100 triệu đồng với hành vi sau:

- Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;

- Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với mức cao nhất của khung hình phạt lên tới 20 năm tù khi:

- Làm chết 03 người trở lên;

- Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;

- Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

- Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

- Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.

Xem thêm:

Luật An toàn thực phẩm và 8 quy định cần biết

Hậu Nguyễn
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.