Tăng giá "quá tay" sau Tết bị phạt nặng!

Trước và sau Tết là thời điểm nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người dân tăng cao. Có nhiều thương nhân thường lợi dụng thời điểm này để tăng giá “quá đà” mà không biết rằng hành vi này sẽ bị xử phạt nặng!

Giá hàng hóa phải được niêm yết công khai

Sau kỳ nghỉ dài Tết Nguyên đán, thông thường hàng hóa sẽ có xu hướng tăng giá “nhẹ”. Do đó, để kiểm soát thị trường hàng hóa đặc biệt là thời điểm này, pháp luật quy định phải công khai niêm yết giá cả hàng hóa.

Khoản 1 Điều 18 Nghị định 177 năm 2013 nêu rõ:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ

Theo đó, giá cả hàng hóa phải được in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ đó.

Nếu hàng hóa do Nhà nước định giá thì phải niêm yết và mua, bán đúng giá; Nếu hàng hóa không do Nhà nước định giá thì không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định.

Đặc biệt, sau Tết có ngày 10/01 Âm lịch theo quan niệm là ngày “vía Thần Tài”. Vào ngày này, người dân "đổ xô" đi mua vàng với mong muốn sẽ được phúc lộc, sung túc trong năm tới.

Tại khoản 3 Điều 24 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP, Chính phủ yêu cầu các hiệu vàng phải niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng. Nếu không, cá nhân sẽ bị phạt từ 30 - 50 triệu đồng, tổ chức bị phạt với mức gấp đôi, đến 100 triệu đồng.

Xem thêm: Mua vàng ngày Thần Tài không đúng chỗ coi chừng bị phạt

tang gia sau tet bi phat the nao


Tăng giá bán “quá đà” sau Tết bị phạt thế nào?

Không chỉ bắt buộc phải công khai niêm yết giá bán mà hàng hóa còn phải được bán đúng với giá đã niêm yết. Tuy nhiên, sau Tết có rất nhiều người lợi dụng thời điểm này để tăng giá bán hàng hóa lên nhiều lần so với thời điểm trước Tết.

Với những hành vi tăng giá “quá tay” này, Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn có quy định cụ thể như sau:

STT

Tăng giá với hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị

Mức phạt

1

Đến 50 triệu đồng

01 - 05 triệu đồng

2

Từ trên 50 - 100 triệu đồng

05 - 10 triệu đồng

3

Từ trên 100 - 200 triệu đồng

10 - 20 triệu đồng

4

Từ trên 200 - 500 triệu đồng

20 - 40 triệu đồng

5

Trên 500 triệu đồng

40 - 60 triệu đồng

Không chỉ vậy, người nào vi phạm còn bị buộc nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền thu lợi do hành vi vi phạm nêu trên.

Như vậy, nếu tăng giá bán quá đà sau Tết, nhiều người bán hàng có thể bị phạt đến 60 triệu đồng tuỳ vào tổng giá trị hàng hoá bị tăng.

Trên đây là quy định về tăng giá sau Tết bị phạt thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> 10 vi phạm giao thông phổ biến dịp Tết: Tăng "sốc" mức phạt

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.