Chắc hẳn đây là thông tin khiến nhiều phụ huynh bất ngờ vô cùng. Vậy thực hư việc sẽ bị phạt nặng đến 20 triệu đồng khi doạ ma trẻ em là thế nào?
Có đúng doạ mà trẻ em bị phạt đến 20 triệu đồng?
Những câu đe doạ như "ăn đi không ông ba bị bắt đó", "con không đi ngủ là con ma sẽ lên chơi với con đó"... chắc hẳn không quá xa lạ với các bậc phụ huynh cũng như những người lớn khác trong nhà.
Mỗi khi thấy con không ngoan ngoãn, thay vì lựa chọn nói chuyện, tâm sự với con thì nhiều người đã lựa chọn cách đe doạ, doạ dẫm bằng những nhân vật, con vật, đồ vật, hình ảnh không có thật để làm con sợ hãi và nghe lời.
Tuy nhiên, điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần
Căn cứ quy định này, nếu việc đe doạ trẻ bằng các con vật, đồ vật của các bậc phụ huynh khiến trẻ sợ hãi, tổn hại tinh thần, ám ảnh tinh thần... thì có thể bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng. Đối tượng bị phạt ở đây không giới hạn là phụ huynh của chính trẻ đó hay những người xung quanh.
Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù đã được quy định từ nhiều năm trước nhưng có thể thấy, để xử phạt vấn đề này là một việc "bất khả thi".
Mức phạt khi bạo lực trẻ em
Ngoài mức phạt nêu trên, Nghị định 130/2021/NĐ-CP cũng quy định về mức phạt với nhiều hành vi liên quan đến trẻ em. Trong đó, có thể kể đến một số hành vi đáng chú ý sau đây:
Hành vi | Mức phạt |
Không cho trẻ đi học | 01-02 triệu đồng |
- Bắt trẻ làm việc nhà quá sức, quá thời gian - Ép trẻ tảo hôn - Không ưu tiên khám, chữa bệnh cho trẻ em - Ép trẻ bỏ học, nghỉ học | 03-05 triệu đồng |
- Không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em - Ép trẻ đi ăn xin | 10-15 triệu đồng |
- Bắt nhịn ăn, nhịn uống - Lăng mạ, chửi mắng, đe doạ trẻ | 10-20 triệu đồng |
- Cố ý bỏ rơi trẻ em - Bóc lột sức lao động trẻ em | 20-25 triệu đồng |
Không can thiệp khi trẻ bị xâm hại | 20-30 triệu đồng |
Trên đây là một số quy định về mức phạt doạ ma trẻ em nói riêng và mức phạt liên quan đến trẻ em nói chung.
Có thể thấy, khi vấn nạn xã hội liên quan đến trẻ em như bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em... khiến nhiều bậc phụ huynh phải tăng cao cảnh giác để bảo vệ con mọi lúc mọi nơi.
Tuy nhiên, khi sử dụng những lời hù doạ với con trẻ bằng nhiều biện pháp để con ngoan ngoãn, nghe lời ngược lại có thể mang đến hiệu quả ngược, khiến trẻ bị ám ảnh, thậm chí còn chấn thương về tâm lý. Do đó, hãy dạy bảo con một cách khoa học thay vì áp dụng những biện pháp vừa tiêu cực vừa có thể bị phạt nặng.
Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.
>> Cách báo tin bạo hành trẻ em qua đường dây nóng trên Zalo