Tăng giá bán thực phẩm mùa dịch, bị phạt nặng!

Trước nhu cầu tích trữ lương thực, thực phẩm của người dân trong mùa dịch, một số cá nhân, cơ sở kinh doanh đã tăng giá bán các mặt hàng thiết yếu một cách bất hợp lý để trục lợi. Vậy hành vi tăng giá bán thực phẩm mùa dịch sẽ bị xử lý thế nào?

Nghiêm cấm lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thực phậm bất hợp  lý

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người dân đã đổ xô mua thực phẩm tươi sống cùng nhiều mặt hàng thiết yếu khác dự trữ, làm xuất hiện tình trạng cung không đủ cầu.

Nhận thấy điều này, nhiều cá nhân, cơ sở kinh doanh đã nâng giá bán các mặt hàng thiết yếu một cách bất hợp lý, khiến người dân vô cùng bức xúc.

Theo Điều 10 Luật Giá 2012, hành vi định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý là hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá, cụ thể như sau:

“Điều 10. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá

[…]

2. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:

a) Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;

[…]

c) Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;”

Nếu cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá bán hàng hóa, lương thực, thực phẩm bất hợp lý có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

tang gia thuc pham mua dichTăng giá bán thực phẩm mùa dịch (Ảnh minh họa)

Tăng giá bán thực phẩm mùa dịch, bị phạt nặng!

Mức phạt hành chính

Tại Điều 17 Nghị Định 109/2013/NĐ-CP quy định về hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý như sau:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Căn cứ khoản 5 Điều 3 nghị định 109, mức phạt trên được áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt là gấp 02 lần đối với cá nhân.

Theo đó, nếu có hành vi tăng giá bán thực phẩm bất hợp lý trong mùa dịch, cá nhân sẽ bị phạt hành chính đến 30 triệu đồng, tổ chức bị phạt đến 60 triệu đồng.

Xử lý hình sự

Nếu có hành vi cố tình tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình dịch bệnh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá thì có thể xử lý hình sự theo Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội đầu cơ:

Đối với cá nhân, khoản 1, 2, 3, 4 Điều 196 quy định:

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân, khoản 5 quy định:

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy tùy vào mức độ vi phạm, nếu bị xử lý hình sự về Tội đầu cơ, cá nhân có thể bị phạt tiền đến 05 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 15 năm, pháp nhân có thể bị phạt tiền đến 09 tỷ đồng.

Trên đây là các quy định của pháp luật về hành vi tăng giá bán thực phẩm mùa dịch. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được giải đáp.

>> Không tuân thủ quy định cách ly Covid-19, phạt tù đến 12 năm

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.