Tiêm nhầm vắc xin Covid-19, người tiêm phải chịu trách nhiệm gì?

Mặc dù việc tiêm nhầm vắc xin là rất hy hữu nhưng không phải chưa từng xảy ra. Mới đây, ngay tại TP. Hà Nội đã xảy ra vụ tiêm nhầm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 01-06 tháng tuổi. Vậy với trường hợp tiêm nhầm vắc xin, người tiêm phải chịu trách nhiệm gì?


Người tiêm nhầm vắc xin Covid-19 phải chịu trách nhiệm gì?

Theo khoản 6 Điều 11 Thông tư 34/2018/TT-BYT, khi thực hiện tiêm chủng, người tiêm phải kiểm tra vắc xin, dung môi, bơm tiêm, kim tiêm trước khi sử dụng; cho người tiêm hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ xem lọ vắc xin trước khi tiêm.

Đặc biệt, điểm c khoản 6 Điều 11 Thông tư này nêu rõ:

Thực hiện tiêm đúng đối tượng chỉ định tiêm chủng, đúng vắc xin, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời điểm

Do đó, trước khi tiêm chủng, cán bộ y tế phải kiểm tra cẩn thận vắc xin, đối tượng được chỉ định tiêm, phải cho người nhà hoặc người tiêm xem loại vắc xin sẽ tiêm. Như vậy, khi tiêm nhầm vắc xin, đồng nghĩa là cán bộ y tế không thực hiện đúng hướng dẫn, quy trình tiêm chủng.

Trong trường hợp này, cán bộ y tế có thể bị xử lý như sau:

Bị xử lý kỷ luật

Những người làm nhiệm vụ tiêm chủng thường đều là viên chức hoặc người lao động tại các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh… Do đó, khi tiêm nhầm vắc xin cho người khác thì có thể bị xử lý kỷ luật:

- Nếu là người lao động: Theo khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động, trong nội quy lao động phải có nội dung về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động.

Do đó, căn cứ vào nội quy lao động của cơ sở tiêm chủng, cán bộ y tế là người lao động tại đây có thể bị xử lý kỷ luật với hình thức cụ thể theo nội quy lao động.

- Nếu là viên chức: Tại các cơ sở tiêm chủng công lập, nếu cán bộ y tế - người tiêm nhầm vắc xin là viên chức thì theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ… để xem xét, quyết định hình thức kỷ luật.

Căn cứ Điều 16, 17, 18 và 19 của Nghị định 112/2020, viên chức có thể bị kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc buộc thôi việc nếu không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

Xử phạt hành chính

Nếu sức khỏe của người tiêm chủng bình thường, không xảy ra ảnh hưởng gì thì theo điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cán bộ y tế không tiêm chủng đúng quy định, không bảo đảm an toàn trong khi tiêm chủng sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

Ngoài ra, cán bộ y tế thực hiện tiêm chủng còn có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 - 03 tháng; cơ sở tiêm chủng sẽ bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động trong thời hạn từ 01 - 03 tháng.

Chịu trách nhiệm hình sự

Bên cạnh việc bị kỷ luật, bị phạt tiền thì người tiêm nhầm vắc xin còn có thể đối mặt với việc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 128 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017. Cụ thể, người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện/thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 05 năm

- Làm chết người.

- Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác với tỷ lệ tổn thương cơ sở 61% trở lên.

- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ sở từ 61% - 121%.

Phạt tù từ 03 - 07 năm

- Làm chết 02 người.

- Gây thương tích/tổn hại cho sức khỏe 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 122-200%.

Phạt tù từ 07 - 12 năm

- Làm chết 03 người trở lên.

- Gây thương tích/tổn hại cho sức khỏe 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 201%.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề/công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Như vậy, cán bộ y tế tiêm nhầm vắc xin Covid-19 nói riêng và vắc xin khác nói chung có thể bị kỷ luật, bị phạt tiền đến 10 triệu đồng hoặc bị phạt tù đến 12 năm tùy vào mức độ, tính chất, hậu quả… của việc tiêm nhầm.


nguoi tiem nham vac xin phai chiu trach nhiem the nao

Tiêm nhầm vắc xin, người tiêm có được bồi thường không?

Tiêm nhầm vắc xin Covid-19

Hiện nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, do đó, việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 là một trong những hoạt động tiêm chủng mở rộng. Do đó, khi xảy ra tai biến, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêm, khoản 6 Điều 30 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 nêu rõ:

Khi thực hiện tiêm chủng mở rộng, nếu xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo phân tích ở trên, việc tiêm nhầm vắc xin Covid-19 trong trường hợp này là do lỗi của cán bộ y tế khi không thực hiện đầy đủ, đúng quy trình tiêm chủng nên cán bộ y tế phải bồi hoàn cho Nhà nước các chi phí đã bồi thường cho người tiêm chủng.

Mức bồi hoàn của cán bộ y tế cho Nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 16 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP, gồm:

- Có di chứng dẫn đến bị khuyết tật: 30 tháng lương cơ sở và các chi phí phải khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và thiệt hại do thu nhập bị mất/giảm sút.

- Nếu có thiệt hại về tính mạng thì phải bồi thường các mức sau:

+ Chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trước khi tử vong.

+ Chi phí mai tháng: 10 tháng lương cơ sở.

+ Bù đắp tổn thất về tinh thần cho người thân người tiêm chủng đã chết: 100 triệu đồng.

+ Chi phí do thu nhập bị mất/giảm sút theo số ngày thực tế.

Trong đó, hiện nay mức lương cơ sở đang được quy định là 1,49 triệu đồng/tháng.

Xem thêm…

Tiêm nhầm vắc xin khác không trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Nếu không phải vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, người nào gây thiệt hại có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể:

- Nếu sức khỏe bị ảnh hưởng do tiêm nhầm vắc xin: Bồi thường tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở;

- Nếu có thiệt hại về tính mạng do tiêm nhầm vắc xin: Bồi thường tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở...

Xem thêm...

Trên đây là giải đáp về việc người tiêm nhầm vắc xin phải chịu trách nhiệm thế nào. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Video: Giải đáp toàn bộ thắc mắc về tiêm vắc xin Covid-19

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Tư vấn ly hôn miễn phí toàn quốc từ các luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm

Tư vấn ly hôn miễn phí toàn quốc từ các luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm

Tư vấn ly hôn miễn phí toàn quốc từ các luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân, nhưng trong nhiều trường hợp, quan hệ hôn nhân không đơn giản chấm dứt chỉ bằng một lá đơn. Ly hôn không có kẻ thắng, người thua, nhưng nếu có luật sư tư vấn, bạn chắc chắn sẽ được bảo vệ tốt nhất.