Lưu ý: 5 việc cần làm sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19

Hiện nay, nước ta đang đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 cho những người trên 18 tuổi. Vậy sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, người tiêm cần phải làm gì và lưu ý gì?


1/ Phải ở lại chỗ tiêm 30 phút sau khi tiêm để theo dõi

Theo Quyết định 3588 của Bộ Y tế, sau khi tiêm chủng, người tiêm vắc xin phòng Covid-19 không được về nhà ngay lập tức mà phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm.

Đồng thời, những người này tự theo dõi chặt chẽ tại nhà trong vòng 24 giờ và tiếp tục theo dõi trong 28 ngày sau khi tiêm, đặc biệt là trong vòng 07 ngày sau tiêm về các dấu hiệu toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Đồng thời, tại Công văn số 5488 ngày 09/7/2021 của Bộ Y tế, sau khi tiêm xong, người tiêm cần phải lưu ý:

- Luôn phải có người ở bên cạnh 24/24 giờ để hỗ trợ, ít nhất là trong ba ngày đầu tiên sau khi tiêm phòng.

- Không uống rượu, bia, chất kích thích như cà phê, trà, nước tăng lực… ít nhất trong 03 ngày đầu sau tiêm bởi rượu, bia có thể gây ức chế miễn dịch, mất nước, tăng nguy cơ biến chứng…

- Ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng: Sau khi tiêm chủng, cơ thể có thể bị sốt, mất nước. Do đó, cần phải bổ sung đầy đủ nước hoặc bổ sung nước từ chanh, cam… để cung cấp thêm vitamin A, C. Đồng thời, nên ăn uống đầy đủ, đa dạng cả thịt, cá, trứng, sữa, thực phẩm giàu chất xơ…

2/ Có 8 dấu hiệu sau phải báo ngay cho nhân viên y tế

Một trong những việc quan trọng sau khi tiêm là thường xuyên theo dõi các dấu hiệu tại vị trí tiêm. Nếu vị trí tiêm sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ thì phải theo dõi. Nếu sưng to nhanh thì phải đi khám ngay.

Lưu ý: Tuyệt đối không bôi, chườm, đắp bất kỳ thứ gì vào chỗ sưng, đau.

Một trong những vấn đề khá quan trọng sau khi tiêm là người tiêm chủng thường sẽ bị sốt. Do đó, cần phải thường xuyên theo dõi và đo thân nhiệt:

- Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước và không để nhiễm lạnh. Đặc biệt, sau mỗi 30 phút phải đo lại nhiệt độ.

- Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Nếu không hết hoặc bị sốt lại trong vòng 02 tiếng thì báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Đặc biệt, nếu có 08 dấu hiệu sau đây thì phải liên hệ ngay đến đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện:

- Có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

- Phát ban hoặc nổi mẩm đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da.

- Ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó

- Đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật.

- Đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất.

- Nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy.

- Khó thở, thở rít, khò khè, tím tái.

- Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà uống hạ sốt không giảm.

viec can lam sau khi tiem vac xin phong covid-19
Lưu ý: 5 việc cần làm sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 (Ảnh minh họa)


3/ Luôn nhớ nhận Giấy xác nhận tiêm chủng Covid-19

Sau khi kết thúc thời gian theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm chủng, cơ sở tiêm chủng sẽ cấp Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19 cho người tiêm.

Theo đó, mẫu Giấy này sẽ có các thông tin gồm: Mã QR; Họ tên, ngày tháng năm sinh, số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/hộ chiếu; số điện thoại; địa chỉ; thông tin về các loại vắc xin đã tiêm cùng ngày tiêm.

Tuy nhiên, hiện nay, vẫn có trường hợp người dân đã tiêm xong vắc xin nhưng chưa hoặc không được cấp Giấy xác nhận này. Do đó, khi đã hoàn thành việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, người tiêm nên hỏi lại cơ sở tiêm chủng để được hướng dẫn cụ thể về vấn đề này hoặc để cấp bổ sung Giấy xác nhận.

4/ Kiểm tra thông tin trên Sổ sức khỏe điện tử

Ngoài việc được cấp Giấy xác nhận tiêm chủng, những người đã tiêm vắc xin sẽ được cập nhật thông tin trên Sổ sức khỏe điện tử.

Theo đó, người đã tiêm có thể vào phần chứng nhận ngừa Covid trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử để kiểm tra bản thân đã được cập nhật tiêm vắc xin Covid-19 chưa:

- Nếu đã tiêm đủ 02 mũi: Chứng nhận này sẽ có màu xanh.

- Nếu mới tiêm 01 mũi: Chứng nhận sẽ có màu vàng.

Đồng thời, tại giao diện này sẽ có mã QR và thông tin cá nhân của người tiêm gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh và số hộ chiếu/Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân.

Nếu chưa được cập nhật, người dân có thể truy cập vào trang web https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal hoặc vào thẳng trang web https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-report để phản ánh và cập nhật.

Xem thêm: Đã tiêm vắc xin nhưng Sổ sức khỏe không cập nhật, phải làm sao?

5/ Nhớ loại vắc xin đã tiêm mũi 1 và thời gian tiêm mũi 2

Một trong những thông tin vô cùng quan trọng với mỗi người đi tiêm là phải nhớ được thông tin loại vắc xin mà mình đã tiêm mũi 01. Qua đó có thể xác định được thời gian lý tưởng để tiêm mũi 02.

Trước khi tiêm, cán bộ y tế sẽ giới thiệu loại vắc xin, số lô, hạn sử dụng… của vắc xin đó cho người tiêm. Sau khi tiêm xong, trên Sổ sức khỏe hoặc trong Giấy xác nhận tiêm chủng cũng có thông tin về loại vắc xin.

Tuy nhiên, cần lưu ý đến thời gian tiêm mũi 02 tính từ ngày tiêm mũi 01 bởi mỗi loại vắc xin khác nhau sẽ có thời gian tiêm mũi 02 khác nhau.

Hiện nay, Bộ Y tế đã cấp phép cho 06 loại vắc xin và đã tiếp nhận 05 loại gồm: AstraZeneca; Gam-Covid-Vac (hay còn gọi là SPUTNIK V); Vero Cell; Pfizer (hay còn gọi là Comirnaty); Spikevax (hay còn gọi là Moderna).

Với mỗi loại vắc xin thì khoảng cách tiêm mũi 01 và mũi 02 lại khác nhau, cụ thể, theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT:

STT

Loại vắc xin

Khoảng cách giữa hai mũi tiêm

1

AstraZeneca

08 - 12 tuần

2

Gam-COVID-Vac (SPUTNIK V)

03 tuần

3

Comirnaty (Pfizer)

03 tuần

4

Vero Cell

03 - 04 tuần

5

Moderna

04 tuần

Tuy nhiên, mới đây, TP. HCM vừa đề xuất rút ngắn khoảng cách giữa 02 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca từ 08 - 12 tuần xuống tối thiểu 06 tuần tại Công văn số 6530/SYT-NVY. Nếu đề xuất này được Bộ Y tế đồng ý thì người tiêm vắc xin AstraZeneca sẽ được tiêm mũi 2 sớm hơn.

Đây là khoảng cách lý tưởng để tiêm mũi 02 vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, nếu nguồn vắc xin khan hiếm, người dân đã tiêm mũi 01 vắc xin này có thể tiêm mũi 02 bằng loại vắc xin khác theo quy định tại theo Công văn số 6030/BYT-D 2021 và Công văn số 7548/BYT-DP:

- Mũi 01 AstraZeneca + Mũi 02 Pfizer/BiNTech và không được phép sử dụng Moderna hoặc các vắc xin khác.

- Mũi 01 Sinopharm + Mũi 02 Sinopharm.

- Mũi 01 Pfizer + Mũi 02 Pfizer.

- Mũi 01 Moderna + Mũi 02 Moderna hoặc Pfizer.

- Mũi 01 Pfizer + Mũi 02 Pfizer hoặc Moderna.

Xem thêm: Tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19 muộn, có bị sao không?

Trên đây là 05 việc cần làm sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Nếu còn thắc mắc các vấn đề khác liên quan đến vắc xin Covid-19 hoặc công tác phòng, chống Covid-19, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Tất cả ứng dụng người dân cần cài để phòng, chống Covid-19

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?