Ly hôn nhưng vẫn chung hộ khẩu có được không?

Sau khi ly hôn, thường cac cặp đôi sẽ “đường ai nấy đi”, một trong hai người sẽ chuyển khỏi ngôi nhà trước đây của hai vợ, chồng. Tuy nhiên, cũng không ít người sau khi ly hôn nhưng vẫn chung hộ khẩu. Vậy điều này có hợp pháp không?

Dưới đây là một số câu hỏi và giải đáp mà tổng đài LuatVietnam 1900.6192 đã nhận được trong thời gian qua.

1. Ly hôn nhưng vẫn chung hộ khẩu có phạm luật?

Câu hỏi: Sau khi kết hôn, tôi muốn nhập khẩu với chồng về chung một sổ hộ khẩu nhưng hiện nay trong sổ của anh ấy thì vẫn còn tên của chị vợ cũ (hai người đã ly hôn). Tôi muốn hỏi như vậy có đúng luật hay không?

Trả lời:

Do câu hỏi của bạn chưa rõ ràng nên có thể xét các trường hợp sau đây, khi vợ, chồng đã ly hôn mà:

Trường hợp 1: Người vợ cũ đã chuyển ra khỏi chỗ ở hiện tại chồng bạn đang ở

Theo khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú năm 2020, nếu người vợ cũ đã chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và có đủ điều kiện đăng ký thường trú mới thì phải đăng ký tại nơi ở mới trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

Nếu người vợ cũ có đủ các điều kiện đăng ký thường trú tại nơi ở mới mà không thực hiện thì có thể bị phạt tiền theo quy đinh tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng.

Trong đó, việc được xem là có đủ điều kiện đăng ký thường trú nêu tại Điều 20 Luật Cư trú gồm: Có chỗ ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình; được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý; đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý.

Trường hợp 2: Người vợ cũ chưa chuyển ra khỏi chỗ ở hiện chồng bạn đang ở

Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:

Trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Căn cứ quy định này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu không khi vợ, chồng ly hôn thì người vợ chỉ được ở lại nhà cũ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt.

Trong khi đó, quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Đồng thời, khi Tòa án giải quyết ly hôn thì cũng chỉ giải quyết việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, việc cấp dưỡng, nuôi con và giải quyết tài sản chung của vợ, chồng mà không giải quyết việc cư trú của hai người.

Vấn đề này được thực hiện theo Luật Cư trú và theo thỏa thuận của các bên. Do câu hỏi của bạn không nêu rõ hiện tại chị vợ cũ đang sinh sống ở đâu nên bạn cần nói chuyện lại với chồng để chồng bạn nói chuyện lại với vợ cũ và thỏa thuận lại về vấn đề này.

Nếu trường hợp của bạn về việc ly hôn nhưng vẫn chung hộ khẩu không giống trong bài viết, bạn có thể gọi đến 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

ly hon nhung van chung ho khau


2. Ly hôn, tách hộ có khó khăn không?

Câu hỏi: Tôi nghe nói sau khi ly hôn, muốn tách hộ thì không cần vợ, chồng cũ phải đồng ý. Có đúng vậy không? Nếu đúng thì thủ tục thế nào ạ?

Trả lời:

Hiện nay, việc tách hộ đang được quy định cụ thể tại Điều 25 Luật Cư trú. Theo đó, để được tách hộ, khoản 1 Điều 25 Luật này nêu rõ:

1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;

c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.

Theo quy định này, nếu vợ, chồng ly hôn mà muốn tách hộ thì không cần chủ hộ, chủ sở hữu đồng ý. Trong khi đó, theo quy định cũ tại Điều 27 Luật Cư trú năm 2006, cá nhân muốn tách sổ hộ khẩu bắt buộc phải có sự đồng ý của chủ hộ bằng văn bản.

Do đó, với câu hỏi của bạn, sau khi ly hôn, muốn tách hộ thì không cần vợ, chồng cũ phải đồng ý là nội dung đúng. Thủ tục tách hộ của vợ, chồng khi ly hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Luật Cư trú năm 2020 như sau:

- Chuẩn bị hồ sơ: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; giấy tờ chứng minh việc ly hôn và việc vẫn ở tại chỗ ở cũ.

- Cơ quan thực hiện: Công an cấp xã hoặc Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

- Thời gian thực hiện: Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

Xem thêm…


3. Ly hôn, vẫn muốn có khẩu tại địa chỉ nhà chồng cũ được không?

Câu hỏi: Sau khi ly hôn, tôi đã chuyển đi chỗ khác ở nhưng tôi vẫn muốn có hộ khẩu thường trú tại nhà cũ của chúng tôi có được không?

Trả lời:

Theo Điều 20 Luật Cư trú năm 2020, công dân được đăng ký thường trú theo các trường hợp sau đây:

- Tại nhà ở thuộc sở hữu của mình.

- Tại chỗ ở của người khác nếu được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở đó đồng ý.

- Tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nếu được chủ sở hữu đồng ý cho thường trú vào cùng hộ gia đình với chủ sở hữu, có diện tích sàn nhà tối thiểu không thấp hơn 08m2 sàn/người.

- Tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, tại cơ sở trợ giúp xã hội; trên phương tiện đã được đăng ký.

Bên cạnh đó, khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020 giải thích nơi thường trú như sau:

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.

Như vậy, với câu hỏi của bạn, nếu bạn không sinh sống tại nhà cũ của bạn thì đây không được xem là nơi thường trú. Nếu bạn đã chuyển đến nơi ở khác, có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì phải đăng ký thường trú tại nơi ở mới trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày chuyển đến.

Do đó, trường hợp của bạn đã ly hôn, không còn sinh sống tại ngôi nhà cũ của hai vợ, chồng, đã chuyển đến nơi ở mới thì không được đăng ký hộ khẩu thường trú tại nhà cũ.

Trên đây là một số giải đáp về vấn đề ly hôn nhưng vẫn chung hộ khẩu. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> 2 tin vui về hộ khẩu cho người ly hôn từ 01/7/2021

Theo dõi LuatVietnam tại đây:

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?