Ly hôn nhưng vẫn sống chung nhà có hợp pháp?

Thực tế khá nhiều trường hợp, sau khi đã ly hôn, vợ, chồng vẫn sống chung với nhau trong căn nhà là tài sản chung của hai người. Vậy sống chung nhà sau ly hôn có bị coi là vi phạm pháp luật không?

Nhà, đất chung của vợ chồng được chia thế nào khi ly hôn?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) năm 2014, ly hôn được quy định như sau:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án

Có thể thấy, khi yêu cầu ly hôn của vợ, chồng đã được Tòa án giải quyết thông qua bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân chính thức chấm dứt. Khi đó, nếu vợ, chồng có đất nông nghiệp là tài sản chung thì được chia cụ thể theo khoản 2 Điều 62 Luật trên như sau:

- Nếu hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất: Chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì có thể chia đôi căn cứ vào công sức đóng góp, hoàn cảnh sống của vợ, chồng…

- Nếu chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất: Người này được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho người còn lại phần giá trị quyền sử dụng đất mà người đó được hưởng;

Đồng thời, nếu quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì được tách phần quyền sử dụng đất của vợ, chồng ra và chia theo quy định nêu trên.

Riêng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì chia đôi có căn cứ đến các yếu tố công sức đóng góp, hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng…

Đặc biệt, theo khoản 1 Điều 62 Luật HN&GĐ:

Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó

Như vậy, nhà, đất sau khi ly hôn, nếu là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về người đó; nếu là tài sản chung thì chia theo thỏa thuận; không thỏa thuận được thì căn cứ vào điều kiện sử dụng có thể chia đôi hoặc để lại cho một người nhưng người này phải thanh toán giá trị đất tương ứng người kia được hưởng.

Xem thêm...

song chung nha sau ly hon
Sống chung nhà sau ly hôn có phạm luật không? (Ảnh minh họa)


Vợ, chồng sau khi ly hôn chỉ được sống chung thêm 6 tháng?

Điều 63 Luật HN&GĐ nêu rõ:

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Khi một trong hai bên gặp khó khăn về chỗ ở, đáp ứng điều kiện sau đây thì sẽ được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt:

- Tài sản là nhà ở phải thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung nên khi ly hôn thì vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó;

- Một trong hai vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở;

- Không có thỏa thuận khác.

Như vậy, nếu không có thỏa thuận khác, chỉ khi vợ, chồng đáp ứng các điều kiện nêu trên thì có thể ở lại trong nhà ở thuộc sở hữu riêng của người còn lại trong thời gian 06 tháng kể từ ngày quyết định ly hôn có hiệu lực. Nếu có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận.


Ly hôn nhưng vẫn sống chung nhà có vi phạm pháp luật không?

Như phân tích ở trên, nếu sống chung nhà với nhau trong thời hạn 06 tháng sau khi ly hôn do khó khăn về nhà ở thì thuộc trường hợp pháp luật cho phép.

Đồng thời, khi hai người đã ly hôn, có quyết định hoặc bản án có hiệu lực của Tòa án thì quan hệ hôn nhân đã chấm dứt và khi đó, hai người là những người độc thân.

Hiện nay, Điều 5 Luật HN&GĐ quy định cấm chung sống với nhau như vợ chồng trong trường hợp:

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ

Trong đó:

- Chung sống như vợ chồng: Là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng (căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật HN&GĐ);

- Người đang có vợ hoặc có chồng: Theo khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì:

Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

Nói tóm lại, sống chung nhà sau ly hôn không phải hành vi vi phạm pháp luật nếu sau khi ly hôn hai người chưa đăng ký kết hôn với người khác.

Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 9 Luật HN&GĐ:

Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn

Do đó, nếu thấy vẫn còn tình cảm với nhau thì sau khi ly hôn, hai người có thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn lần 02. Nếu không còn tình cảm thì tốt nhất không nên sống chung để tránh tranh chấp cũng như nhiều bất cập khác.

Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn trực tuyến hoặc liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?