Nộp đơn ly hôn thuận tình và đơn phương ở đâu?

Ly hôn làm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng. Lúc này, ngoài việc phân chia tài sản, giành quyền nuôi con... việc phải nộp đơn ly hôn ở đâu cũng là vấn đề nhiều người cần tìm hiểu.


Có thể thỏa thuận nơi nộp đơn ly hôn thuận tình

Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thuận tình ly hôn được quy định như sau:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Đồng thời, theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

Do đó, việc nộp đơn ly hôn ở đâu cũng là một trong những việc hai vợ chồng có thể thỏa thuận. Khi đó, hai người có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết.

Xem thêm: Thuận tình ly hôn - Điều kiện và thủ tục

nop don ly hon o dau

Thuận tình ly hôn nộp đơn ở đâu do vợ chồng thỏa thuận (Ảnh minh họa)

Ly hôn đơn phương nộp đơn ở đâu?

Ngoài việc có thể thỏa thuận yêu cầu xin ly hôn, một trong hai người còn có quyền yêu cầu ly hôn khi có các căn cứ vợ hoặc chồng có:

- Bạo lực gia đình;

- Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.

Những việc đó khiến cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tuy nhiên, lúc này sẽ xảy ra 03 tình huống thường gặp như sau:

1. Khi không cùng hộ khẩu

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc giải quyết những tranh chấp về hôn nhân và gia đình theo thủ tục sơ thẩm. Bởi vậy, nếu hai vợ chồng không cùng hộ khẩu sẽ không ảnh hưởng đến việc nộp đơn xin ly hôn đơn phương của một trong hai vợ chồng.

Lúc này, người có yêu cầu xin ly hôn đơn phương phải gửi đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

2. Khi chỉ có sổ tạm trú

Thực tế có không ít các trường hợp đi làm ăn xa hoặc vì lý do cá nhân không cư trú tại nơi có hộ khẩu thường trú mà chỉ có sổ tạm trú. Lúc này, nếu muốn ly hôn thì nên nộp đơn ly hôn ở đâu?

Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nêu trên nói rõ khi yêu cầu ly hôn, vợ hoặc chồng sẽ nộp đơn tại Tòa án nơi người còn lại cư trú, làm việc.

Theo Điều 12 Luật Cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung 2013, nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp mà người này thường xuyên sinh sống. Trong đó, chỗ ở hợp pháp có thể là nhà ở, phương tiện... và nơi cư trú của một người là nơi người đó đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú.

Do đó, theo quy định trên, việc ly hôn đơn phương được nộp tại Tòa án nơi bị đơn cư trú nên nếu chỉ có sổ tạm trú thì cũng không ảnh hưởng đến việc yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương.

nop don ly hon o dau

04 trường hợp xác định nơi nộp đơn ly hôn đơn phương (Ảnh minh họa)

3. Khi không xác định được nơi cư trú

Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì có thể xác định Tòa án theo cách sau đây:

- Khi không xác định được nơi bị đơn cư trú thì có thể liên hệ và nộp hồ sơ tại Tòa án nơi người này làm việc;

- Nếu không biết cả nơi cư trú và nơi làm việc thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

- Nếu do bị đơn mất tích mà không xác định được nơi cư trú thì bắt buộc phải yêu cầu Tòa án tuyên bố người này mất tích. Bởi căn cứ vào khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trong đó, Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định một người chỉ bị tuyên bố là mất tích nếu:

- Đã biệt tích 02 năm liền trở lên;

- Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người này còn sống hay đã chết;

- Có yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.

Do đó, vợ hoặc chồng khi muốn yêu cầu ly hôn đơn phương thì phải gửi đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích đến Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích cư trú cuối cùng.

Sau khi nhận được quyết định tuyên bố một người mất tích của Tòa án thì nguyên đơn có thể gửi yêu cầu ly hôn đến Tòa án nơi người bị mất tích cư trú, làm việc cuối cùng.


4. Khi có yếu tố nước ngoài

Tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài giữa:

- Công dân Việt Nam với người nước ngoài;

- Người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;

- Nếu người Việt Nam ly hôn với người nước ngoài nhưng không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm ly hôn nhưng hai vợ chồng không có nơi thường trú chung.

Tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết các vụ án ly hôn nếu có:

- Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài;

- Cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ ly hôn trừ những vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, Tòa án cấp huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài trừ khi giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Còn các trường hợp có yếu tố nước ngoài khác, thẩm quyền thuộc về Tòa án cấp tỉnh nơi cư trú của người Việt Nam.

Tóm lại, để xác định nộp hồ sơ ly hôn ở đâu, độc giả cần phải xem xét đến nhiều yếu tố. Chỉ khi xác định được đúng Tòa án có thẩm quyền thì thủ tục giải quyết ly hôn mới được diễn ra nhanh chóng.

Nếu còn thắc mắc thêm về việc ly hôn, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?