2 tin vui về hộ khẩu cho người ly hôn từ 01/7/2021

Chuyện hậu ly hôn, người vợ bị gia đình chồng làm khó, không cho chuyển, tách hộ khẩu làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, đồng thời, ảnh hưởng đến chính việc quản lý cư trú của cơ quan Nhà nước. Từ 01/7/2021, những người này sẽ đón nhận 2 tin vui về vấn đề hộ khẩu.

1. Tách hộ khẩu không cần vợ/chồng đồng ý

Một ví dụ về tách hộ khẩu để bạn đọc dễ hiểu như sau:

A và B kết hôn với nhau và có 2 con chung. Sau khi ly hôn, 2 bên thỏa thuận mỗi người nuôi một con. Do không ai có đủ điều kiện mua nhà mới hay trả tiền cho người kia để chuyển đi nơi khác, đồng thời muốn các con được gần gũi nhau nên A và B thỏa thuận mỗi người ở một tầng. Để không va chạm gì với nhau, 02 bên tiến hành tách hộ khẩu.

Như vậy, tách hộ khẩu thực chất là việc 02 bên vẫn ở cùng một địa chỉ nhưng muốn tách thành 02 hộ khác nhau nếu đáp ứng đủ điều kiện do pháp luật quy định.

Theo Điều 25 Luật Cư trú 2020, thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;

- Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp bị cấm đăng ký thường trú mới quy định tại Điều 23 của Luật này.

Như vậy, việc tách hộ sau ly hôn từ 01/7/2021 sẽ không cần vợ hoặc chồng đồng ý.

(Trong khi đó, theo Luật Cư trú 2006, người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 Luật Cư trú 2006 mà muốn tách hộ khẩu phải được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản).

tin vui ve ho khau cho nguoi ly hon
2 tin vui về hộ khẩu cho người ly hôn từ 01/7/2021 (Ảnh minh họa)

2. Chuyển đi nơi khác không phải làm giấy chuyển hộ khẩu

Theo Luật Cư trú 2006, khi một người chuyển đến nơi ở mới, muốn làm thủ tục đăng ký thường trú phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

- Giấy chuyển hộ khẩu;

- Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

Trong khi đó, muốn có được Giấy chuyển hộ khẩu cần sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Nếu sau ly hôn muốn chuyển hộ khẩu, người chuyển phải mượn hộ khẩu cũ thì mới xin giấy chuyển hộ khẩu. Lợi dụng điều này, nhiều gia đình đã làm khó, không cho mượn sổ nên họ không thể chuyển được hộ khẩu đi nơi khác.

Tuy nhiên, từ 01/7/2021, theo Luật Cư trú mới, việc chuyển hộ khẩu đi nơi khác đơn giản hơn nhiều.

Họ chỉ cần đến Công an nơi sinh sống làm thủ tục đăng ký thường trú mà không cần quay lại nơi ở cũ chuyển hộ khẩu. Theo Điều 21 Luật Cư trú 2020, hồ sơ đăng ký thường trú không hề xuất hiện giấy chuyển hộ khẩu. Hồ sơ cơ bản chỉ cần giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp và Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Ngoài ra, có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân; quan hệ thuê, mượn, ở nhờ; chứng minh diện tích…

Như vậy, những giấy tờ này đều không liên quan đến sổ hộ khẩu nơi thường trú cũ, cũng không yêu cầu chủ hộ nơi đăng ký thường trú cũ ký tên. Vì thế, từ ngày 01/7/2021, khi chuyển hộ khẩu sau ly hôn, người chuyển sẽ không gặp bất cứ khó khăn gì.

Trên đây là 2 tin vui về vấn đề hộ khẩu cho người sắp ly hôn và những người dù ly hôn đã lâu nhưng vẫn chưa thể chuyển/tách hộ khẩu. Nếu có thắc mắc liên quan, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> 9 điểm mới của Thông tư 55 hướng dẫn Luật Cư trú

>> Thủ tục đăng ký thường trú từ 01/7/2021: Hướng dẫn từ A - Z

>> Nhập hộ khẩu vào nhà người thân: Điểm mới từ 01/7/2021

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?