Có được lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán chết?

Trước khi ký hợp đồng mua nhà, nhiều bên đã thực hiện hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, nếu đang trong thời gian đặt cọc bên bán chết thì người mua có lấy lại được tiền đặt cọc không?

Đặt cọc mua nhà trong thời gian bao lâu thì phải thanh toán?

Trước khi xem xét có lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán chết không thì phải xem hai bên có thời hạn đặt cọc bao lâu trước khi phải thực hiện thủ tục mua bán và thanh toán toàn bộ số tiền mua nhà.

Về hợp đồng đặt cọc, Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Như vậy, quy định này đã khẳng định thời hạn đặt cọc là khoảng thời gian các bên thoả thuận để đảm bảo cho việc thực hiện hoặc ký kết hợp đồng mua bán nhà sau này.

Do đó, không có quy định cụ thể về thời hạn các bên phải thanh toán đầy đủ số tiền mua nhà sau khi đặt cọc mà vấn đề này hoàn toàn dựa vào sự thoả thuận của các bên.

lay lai tien dat coc mua nha khi nguoi ban chet


Có lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán chết không?

Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 đưa ra các hệ quả sau khi ký hợp đồng đặt cọc như sau:

- Nếu sau khi đặt cọc, các bên ký hợp đồng mua bán nhà: Bên đặt cọc được trả lại tiền đã đặt cọc hoặc tiền này sẽ được trừ vào tiền mua bán do các bên thoả thuận.

- Nếu các bên không ký hợp đồng mua bán sau khi hết hạn đặt cọc và việc không giao kết hợp đồng là do bên đặt cọc từ chối: Bên nhận cọc sẽ không phải trả lại tiền đã đặt cọc cho bên đặt cọc.

- Nếu sau khi hết thời hạn đặt cọc, bên nhận cọc từ chối ký bán nhà cho bên đặt cọc: Bên nhận đặt cọc phải trả lại cho bên đặt cọc hai (02) lần số tiền đã đặt cọc.

Lưu ý: Đây là quy định của Luật. Nếu thực tế các bên có thoả thuận khác thì sẽ thực hiện theo thoả thuận của các bên.

Đồng nghĩa, khi hợp đồng đặt cọc đã có hiệu lực pháp luật mà một trong hai bên chết (ở đây là người bán - bên nhận đặt cọc chết) trước khi thực hiện ký hợp đồng mua bán thì khoản 1 và khoản 2 Điều 615 Bộ luật Dân sự có quy định về nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại như sau:

Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

Căn cứ quy định này, có thể xét các trường hợp mua bán nhà đất khi chủ nhà chết thì quyền, nghĩa vụ tài sản của người chết sẽ được chuyển giao cho các đồng thừa kế. Cụ thể có thể kể đến các trường hợp như sau:

- Sau khi người bán chết, người mua và những đồng thừa kế của người bán vẫn quyết định thực hiện tiếp việc mua bán nhà: Các đồng thừa kế sẽ đứng ra bán tài sản của người chết cho người mua.

- Sau khi người bán chết, người mua và đồng thừa kế của người bán không muốn thực hiện việc mua bán nhà: Trong trường hợp này, căn cứ thoả thuận trong hợp đồng đặt cọc, các đồng thừa kế của người chết sẽ phải trả lại tiền cọc và có thể phải chịu phạt một khoản tiền tương ứng với số tiền đã nhận cọc (nếu trong hợp đồng có thoả thuận).

Nếu các đồng thừa kế không chịu thực hiện nghĩa vụ thì bên mua có thể khởi kiện ra Toà để yêu cầu các đồng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Có lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán chết không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Cách chia thừa kế nhà đất là tài sản chung của vợ chồng

Cách chia thừa kế nhà đất là tài sản chung của vợ chồng

Cách chia thừa kế nhà đất là tài sản chung của vợ chồng

Khi nắm rõ cách chia thừa kế nói chung và chia thừa kế nhà đất là tài sản chung của vợ chồng nói riêng sẽ giúp người thừa kế thực hiện đúng, tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có, điều này rất quan trọng vì người thừa kế chủ yếu là người trong gia đình, họ hàng.