Body shaming là gì? Body shaming người khác có bị xử phạt?

Thuật ngữ Body shaming thường được nhắc đến rất nhiều trên các cộng đồng mạng, đặc biệt của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, để hiểu cụ thể body shaming là gì thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này.


1. Body shaming là gì?

Hiện không có một định nghĩa cụ thể về Body shaming là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản, Body shaming là hành động của một người nhằm “miệt thị” ngoại hình, cơ thể của người khác thông qua các hành động như: Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ… nhằm chê bai, chế giễu, đánh giá, phán xét… một cách ác ý về ngoại hình của người khác.

Những nạn nhân của Body shaming thường cảm thấy xấu hổ, tự ti, thậm chí có rất nhiều có thể bị tổn thương, đau khổ, cảm thấy bị xúc phạm, bị reo rắc những suy nghĩ tiêu cực, những ám ảnh tiêu cực… Không ít người vì liên tục bị những lời lẽ xấu xí Body shaming mà suy sụp tinh thần, tự tử.

Như vậy, có thể hiểu, Body shaming là hành động chê bai người khác mang ý nghĩa tiêu cực dễ khiến nạn nhân trầm cảm thậm chí tìm đến cái chết vì cảm thấy tự ti, mặc cảm hoặc bị xúc phạm nhân phẩm, danh dự.

Body shaming la gi


2. Hình thức Body shaming thường gặp

Bên cạnh những thắc mắc về việc Body shaming là gì thì biểu hiện, hình thức của hành động này cũng được rất nhiều người quan tâm.

Thực tế cho thấy, việc Body shaming có thể chỉ là hành động vô tình, mang ý nghĩa trêu chọc giữa bạn bè, đồng nghiệp, người thân với nhau… Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở đó thì Body shaming đã không phải hành động “đáng sợ” và “đáng bị lên án” trong cộng đồng dân cư hiện nay.

Do đó, để xác định hành động “chê” nào là Body shaming, hành động nào là trêu chọc thì cần phải xem xét đến các yếu tố:

- Tính chất, mục đích của việc chê bai người khác. Nếu đây là hành vi cố ý nhằm chế giễu, miệt thị người khác với mục đích mong muốn tác động tiêu cực đến người khác thì có thể xem đây là một trong các biểu hiện của Body shaming.

- Tác động của chê bai với nạn nhân có nghiêm trọng không, có khiến nạn nhân lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần, cảm thấy suy sụp, tự ti, bị xúc phạm không?

Hiện nay có hai loại Body shaming thường gặp đó là miệt thị người khác và miệt thị chính bản thân mình. Biểu hiện và tính chất của hai hành vi này hoàn toàn khác nhau:

2.1 Miệt thị người khác

Đây là hình thức xảy ra phổ biến hiện nay đặc biệt là trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo… Miệt thị người khác hay Body shaming người khác có thể chỉ xuất phát từ một câu nói đùa giỡn như “béo như lợn, đen như than, dạo này phì lên à…”

Thậm chí, không dừng ở đó, có không ít những câu nói không hề mang theo ý nghĩa đùa cợt mà còn mang ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác như: Béo như vậy mà cũng đòi thi hoa hậu, không biết ăn gì mà sao người như da bọc xương thế, bố mẹ ăn hết phần của con à mà sao con còi thế…

Những câu nói Body shaming vô tình hoặc cố ý cũng đều mang đến những suy nghĩ tiêu cực cho người khác, là “vũ khí vô hình” làm tổn thương đến người khác. Và đặc biệt, Body shaming người khác đã và đang diễn ra rất phổ biến trên các mạng xã hội cũng như trong đời sống hằng ngày.

2.2 Miệt thị bản thân

Bên cạnh miệt thị ngoại hình người khác, một bộ phận không nhỏ tự Body shaming chính bản thân mình. Thông thường, những người tự Body shaming chính mình có khuyết điểm về thân hình, vóc dáng, cân nặng… và tự cảm thấy nhút nhát, rụt rè, tự ti, mặc cảm… về những khuyết điểm đó của bản thân mình.

Lâu dần, những tự ti này biến thành áp lực khiến người Body shaming bản thân mình lâm vào tình trạng trầm cảm. Biểu hiện cho việc này có thể kể đến họ thường xuyên so sánh bản thân với người khác; cảm thấy lo lắng, bất an vì những khuyết điểm của mình khi đứng trước đám đông…

Những câu nói, suy nghĩ thường gặp ở người tự Body shaming chính mình gồm: Sao người ta mặc bộ đồ đó đẹp thế mà mình mặc xấu ghê, vừa lùn vừa xấu thế này thì sao dám gặp ai được, mặt mình nhiều mụn quá không láng mịn như bạn…

Body shaming la gi


3. Vì sao Body shaming lại xảy ra phổ biến?

Thân thể của mỗi người đều khác nhau, có người đẹp, có người xấu, có người cao, có người gầy… Tuy nhiên, với mỗi quan điểm khác nhau về cái đẹp, cơ thể của con người cũng sẽ được nhận xét đẹp, xấu khác nhau.

Do đó, hiện nay, chúng ta thường gặp Body shaming ngay trong đời sống thường ngày, đặc biệt trên mạng xã hội lại càng nhiều hơn. Thậm chí, có khá nhiều người còn không nhận thức được rằng, lời nói của mình đang Body shaming người khác.

4. Body shaming ảnh hưởng thế nào đến nạn nhân?

Có thể với nhiều người, Body shaming chỉ đơn giản là trêu chọc mà không hề mang theo ý xấu nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Và rất nhiều người chưa nhận thức rõ ảnh hưởng tiêu cực của Body shaming cũng như hiểu rõ Body shaming là gì.

Tuy nhiên, nếu chê bai ngoại hình với người có sẵn tâm lý tự ti, mặc cảm về ngoại hình của bản thân thì có thể hành động này sẽ có tác động vô cùng tiêu cực. Trong đó, có thể kể đến một số ảnh hưởng với nạn nhận bị Body shaming như sau:

- Mức độ nhẹ: Nạn nhân có thể sẽ chỉ cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi nghe được những lời chê bai ngoại hình của mình.

- Mức độ nặng hơn: Nạn nhân sẽ nhận nhiều cảm xúc tiêu cực, cực kỳ khó chịu, tức giận với những lời chê bai ngoại hình của mình.

- Mức độ đặc biệt nặng: Nạn nhân sẽ cảm thấy cực kỳ tự ti, nhạy cảm, mặc cảm về ngoại hình và dần dần sẽ xa lánh, không muốn tiếp xúc với những người khác. Thậm chí, nặng nhất là trầm cảm và có thể tự tử hoặc làm ra những hành vi làm bị thương bản thân chỉ vì muốn khắc phục khuyết điểm của bản thân.

Trong một số trường hợp cá biệt, vì muốn thay đổi ngoại hình của bản thân để tránh bị Body shaming mà nhiều người đã tìm đến các biện pháp làm đẹp không an toàn tại các cơ sở thẩm mỹ việc không có uy tín, sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng nhưng được quảng cáo “có tác dụng thần kỳ” như kem trộn… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người đó.

5. Thực trạng Body shaming diễn ra tại Việt Nam

5.1 Nguyên nhân

Trước đây, việc “chê” ngoại hình, giọng nói… thường do bạn bè, đồng nghiệp, người thân… trêu đùa nhau và mức độ ảnh hưởng đến người bị chê cũng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện nay, khi các mạng xã hội ngày càng phát triển, việc Body shaming càng ngày càng diễn ra nhiều, nhất là trong giới trẻ.

Để xác định nguyên nhân của Body shaming là gì thì rất khó và hiện chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, có thể thấy rõ nhất, nhiều người Body shaming người khác hoặc chính bản thân mình là dựa vào quan điểm về cái đẹp, tiêu chuẩn về cái đẹp của bản thân.

Theo đó, nhiều người hay dựa vào quan điểm của mình để phán xét ngoại hình, hình thức của người khác trong khi có khi còn không biết về các khía cạnh khác của người đó như học thức, tính cách…

5.2 Thực trạng ở Việt Nam

Body shaming diễn ra khá phổ biến trên thế giới và thời gian gần đây tại Việt Nam, trên mạng xã hội, tình trạng Body shaming diễn ra rất nhiều và phức tạp: Có thể chỉ là một câu comment vui đùa cũng có thể là tập thể nhưng câu miệt thị ngoại hình người khác trong một bài đăng trên mạng xã hội như Facebook hoặc Zalo hoặc Instagram…

Và khi đến một mức độ nào đó, Body shaming có thể trở thành hiện tượng bạo lực mạng. Đồng nghĩa với đó, nạn nhân của Body shaming cũng phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích, phán xét, miệt thị ngoại hình… từ người khác.

Body shaming la gi

6. Cách đối phó với Body shaming

Bởi những nguyên nhân và phân tích ở trên có thể thấy, nạn nhân của Body shaming có thể là bất cứ ai cũng như người đi Body shaming cũng có thể là bất kỳ ai trong chúng ta. Do những hậu quả nặng nề mà nó đem lại, khi sử dụng mạng xã hội hoặc khi giao tiếp, chúng ta cần phải hết sức cảnh giác để bản thân không bị ảnh hưởng bởi Body shaming cũng như không đi Body shaming người khác.

Một trong những biện pháp có thể kể đến:

6.1 Về phía người Body shaming

Cẩn thận trong từng lời lẽ, cử chỉ của bản thân để không biến những lời nói đùa của mình trở thành Body shaming với người khác. Cần phải xem xét từng đối tượng giao tiếp cụ thể để đưa ra những lời nói, hành động vui đùa, trêu ghẹo nhất định.

Và cần đặc biệt cẩn thận khi giao tiếp với các đối tượng nhạy cảm, tự ti, sống khép mình… Cần tạo cho họ sự tin tưởng, thân thiện mà không phải sử dụng lời lẽ tiêu cực khiến những người này càng lâm vào bế tắc.

6.2 Về phía nạn nhân của Body shaming

Nạn nhân của Body shaming là những người phải chịu tổn thương vô cùng lớn. Có thể chỉ vì những lời nói nhận xét không hay về ngoại hình của người khác mà những nạn nhân càng tự ti về ngoại hình, suy sụp tinh thần và có những hành vi tiêu cực khác. Do đó, có thể áp dụng một số biện pháp với nạn nhân của Body shaming như sau:

- Thứ nhất, thay vì để tâm quá nhiều đến lời nói Body shaming của người khác thì hãy tìm những điều tốt và đẹp cùng giá trị tiềm ẩn của bản thân để giúp bản thân tự tin hơn.

- Thứ hai, cần phải có suy nghĩ “thoáng” hơn về những khuyết điểm của bản thân. Cần hiểu rằng, con người có xấu và có đẹp, ngoại hình cũng không phải một chuẩn mực để đánh giá người khác. Thậm chí, trong mắt người này đó có thể là xấu nhưng với người khác đó sẽ là tốt. Do đó, khuyết điểm của mình có thể trong mắt những người khác có khi lại là ưu điểm.

- Thứ ba, nên học cách tự chăm sóc bản thân. Ở đây cần xét đến các phương pháp khoa học, lành mạnh như tập thể dục, chăm sóc bản thân tốt hơn, yêu bản thân nhiều hơn… để gạt bỏ những lời nói tiêu cực.

- Thứ tư, nên thể hiện rõ quan điểm của bản thân. Nếu bản thân không thích những lời nói trêu ghẹo về khuyết điểm của mình thì có thể nói thẳng với người đó về sự khó chịu của mình.


7. Body shaming đến mức độ nào thì bị phạt?

7.1 Bị phạt hành chính

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng trừ trường hợp:

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 21).

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bị phạt từ 05 - 20 triệu đồng (Điều 54).

Ngoài ra, nếu đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cá nhân trên môi trường mạng như trên mạng xã hội (Facebook, Zalo…) thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng (theo điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Tuy nhiên, xúc phạm nhân phẩm, danh dự đến mức nào thì phải bị xử lý hành chính thì hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, có thể hiểu, việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự là hình thức Body shaming ở mức độ rất nặng, không còn đơn thuần là những lời nói trêu ghẹo, đùa giỡn thông thường nữa.

Ở đây, Body shaming khiến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân bị xâm phạm và để lại hậu quả nghiêm trọng đến mức bị trầm cảm, thậm chí còn muốn tự tử… thì tuỳ vào từng trường hợp, người vi phạm có thể bị phạt tiền theo các mức nêu trên.

Body shaming la gi

7.2 Phải chịu trách nhiệm hình sự

Ở mức độ nhẹ hơn, người Body shaming có thể sẽ chỉ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nếu xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể phải chịu trách nhiệm về Tội làm nhục người khác hoặc Tội vu khống. Cụ thể:

- Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015): Mức phạt từ cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng và nặng nhất đến 05 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát…

- Tội vu khống (Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015): Hình phạt nhẹ nhất là bịa đặt, loan tin không đún nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm và nặng nhất là đến 07 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát hoặc vì động cơ đê hèn…

7.3 Phải bồi thường thiệt hại

Ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật (bị phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự), người có hành vi Body shaming người khác còn có thể phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân nếu việc Body shaming gây ra thiệt hại cho người đó.

Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự, khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể phải bồi thường thiệt hại bởi đây là một trong những vấn đề được pháp luật bảo vệ và mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọng (căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự).

Về mức bồi thường, theo Điều 592 Bộ luật Dân sự, các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường. Nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở (hiện nay đang áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng). Theo đó, mức bồi thường tối đa sẽ là 14,9 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp về vấn đề Body shaming là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Cách chia thừa kế nhà đất là tài sản chung của vợ chồng

Cách chia thừa kế nhà đất là tài sản chung của vợ chồng

Cách chia thừa kế nhà đất là tài sản chung của vợ chồng

Khi nắm rõ cách chia thừa kế nói chung và chia thừa kế nhà đất là tài sản chung của vợ chồng nói riêng sẽ giúp người thừa kế thực hiện đúng, tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có, điều này rất quan trọng vì người thừa kế chủ yếu là người trong gia đình, họ hàng.