Đã thuận tình ly hôn sau đó đổi ý thì sẽ thế nào?

Khi cả hai vợ chồng đều cảm thấy cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài được nữa, thông thường hai người sẽ chọn thuận tình ly hôn. Tuy nhiên, nếu ban đầu đồng ý ly hôn thuận tình nhưng sau đó đổi ý thì việc ly hôn sẽ được giải quyết thế nào?


1. Khi chưa nộp đơn cho Toà án

Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu về thuận tình ly hôn như sau:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Theo đó, khi thuận tình ly hôn, hai vợ chồng đều cùng tự nguyện chấm dứt quan hệ hôn nhân của mình. Đồng thời, các vấn đề xung quanh việc ly hôn cũng đã được thoả thuận và đạt được thống nhất: Giành quyền nuôi con, chia tài sản, phân chia nợ nần…

Do đó, nếu hai vợ chồng ban đầu có ý định ly hôn nhưng sau đó đổi ý và chưa nộp đơn cho Toà án thì không cần nộp đơn cho Toà án và quan hệ hôn nhân giữa hai người vẫn duy trì.

Tuy nhiên, nếu chỉ có một trong hai người không đồng ý ly hôn và người còn lại vẫn muốn ly hôn thì người này hoàn toàn có quyền gửi đơn xin ly hôn đơn phương và Toà án sẽ giải quyết ly hôn nếu có các đặc điểm được nêu tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình:

- Sau khi Toà án tiếp nhận yêu cầu ly hôn và hoà giải không thành.

- Có căn cứ cho việc một trong hai người bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng (không chung thuỷ…) khiến hôn nhân trở nên trầm trọng, cuộc sống không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

- Có căn cứ của hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của người bị bạo lực gia đình…

Do đó, có thể thấy, khi chưa nộp đơn ly hôn thì hai vợ chồng hoàn toàn có quyền đổi ý không ly hôn nữa. Nếu một trong hai người vẫn muốn ly hôn thì có thể ly hôn đơn phương.

da thuan tinh ly hon sau do doi y


2. Khi đã nộp đơn ly hôn đến Toà án

Như phân tích ở trên, khi chưa nộp đơn ly hôn thì việc đổi ý sẽ rất dễ dàng bởi chỉ liên quan đến hai vợ chồng. Nhưng khi đã nộp đơn ly hôn đến Toà án thì việc đổi ý sẽ phức tạp hơn.

2.1 Toà chưa nhận đơn

Theo khoản 1 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự, đơn yêu cầu thuận tình ly hôn được tiếp nhận và xem xét xử lý trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn. Đồng thời, Toà án sẽ trả lại đơn nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu ly hôn thuận tình.

Như vậy, khi Toà án đang trong thời hạn xem xét tiếp nhận, thụ lý đơn yêu cầu (03 ngày làm việc), nếu vợ chồng rút đơn yêu cầu ly hôn thì Toà án sẽ thông báo và trả lại đơn ly hôn thuận tình của vợ chồng. Trong thông báo sẽ nêu rõ lý do vì sao trả đơn.

2.2 Toà án đã thụ lý vụ án

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, trong 03 ngày làm việc, Toà án sẽ thông báo về việc thụ lý đơn (theo khoản 1 Điều 365 Bộ luật Tố tụng dân sự). Sau đó, Toà án sẽ chuẩn bị xét đơn yêu cầu trong vòng 01 tháng. Trong thời gian này, Toà án sẽ thực hiện các công việc sau đây:

- Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ còn thiếu.

- Triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản.

- Ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc ly hôn.

Đặc biệt, trong thời gian này, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Toà án sẽ ra quyết định đình chỉ việc xét đơn và trả lại đơn yêu cầu cùng với các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn xin ly hôn thuận tình.

Trên đây là giải đáp về vấn đề đã thuận tình ly hôn sau đó đổi ý thì thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Đã rút đơn ly hôn có nộp được lần 2 không?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục