Cha mẹ ly hôn, con cái có cần tham gia phiên tòa không?

Khi ly hôn, nhiều bậc cha mẹ muốn hạn chế nhất có thể tổn thương đến con cái của mình nên không muốn trẻ có mặt tại phiên toà giải quyết việc ly hôn của vợ chồng. Vậy theo quy định, con có bắt buộc phải có mặt tại phiên toà giải quyết ly hôn của cha mẹ không?


Cha mẹ ly hôn có cần ý kiến của con không?

Quyền yêu cầu ly hôn được quy định cụ thể tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Cụ thể, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm các đối tượng sau đây:

- Vợ, chồng hoặc cả vợ và chồng.

- Cha, mẹ, người thân thích khác khi một trong hai vợ chồng bị bệnh tâm thần/mắc bệnh không làm chủ được hành vi của mình và là nạn nhân bạo lực gia đình do chồng, vợ người đó gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ, tinh thần.

Đặc biệt, khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo quy định này, người có quyền yêu cầu là vợ hoặc chồng (ly hôn đơn phương) hoặc cả vợ và chồng sau khi bàn bạc, thống nhất cùng gửi đơn ly hôn đến Toà án (thuận tình ly hôn) hoặc cha, mẹ, người thân thích khác (có kèm theo điều kiện).

Về vai trò của người con khi cha mẹ ly hôn, Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình đề cập đến đối tượng con từ đủ 07 tuổi và con dưới 36 tuổi như sau:

- Toà án phải xem xét nguyện vọng của con trong việc quyết định giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục khi con từ đủ 07 tuổi trở lên. Đồng thời, trường hợp này cũng phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

- Toà án quyết định giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ được quyền trực tiếp nuôi con trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con hoặc cha mẹ có thoả thuận khác thì thực hiện theo thoả thuận đó (trong đó có việc giao con dưới 36 tháng tuổi cho cha nuôi dưỡng).

Như vậy, có thể thấy, việc ly hôn là nguyện vọng của vợ và chồng, do vợ chồng hoặc vợ hoặc chồng tự nguyện quyết định và con có thể là người được yêu cầu khi cha mẹ bị bệnh tâm thần, là nạn nhân bạo lực gia đình, sức khoẻ, tính mạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đồng nghĩa, theo quy định của pháp luật, cha mẹ muốn ly hôn thì không cần xin ý kiến của con. Nếu con cố tình ngăn cản cha mẹ ly hôn thì có thể bị phạt từ 03 - 05 triệu đồng theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Nếu nặng hơn, cưỡng ép hoặc cản trở cha mẹ ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần..., đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm thì cso thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 03 năm theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015.

con co phai tham gia phien toa ly hon cua cha me


Con có phải tham gia phiên toà ly hôn của cha mẹ không?

Về vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Toà án sẽ xem xét nguyện vọng của con. Theo đó, việc hỏi ý kiến của con là một trong những yêu cầu bắt buộc khi vợ chồng có yêu cầu Toà án giải quyết việc giành quyền nuôi con.

Tuy nhiên, hiện nay, tại các văn bản pháp luật mới chỉ dừng ở quy định này mà không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể hình thức, cách thức lấy ý kiến, nguyện vọng của con thế nào. Đồng nghĩa, việc lấy ý kiến, nguyện vọng của con đang được thực hiện theo quy định riêng của từng Toà án khác nhau.

Thực tế cho thấy, có Toà sẽ yêu cầu người con trực tiếp tham gia phiên toà giải quyết ly hôn của cha mẹ để đưa ra ý kiến, nguyện vọng muốn được ở với cha hay với mẹ khi cha mẹ ly hôn. Cũng có Toà án chỉ yêu cầu người con trình bày nguyện vọng của mình trong bản tự khai có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của người con và cha, mẹ.

Việc lấy ý kiến trong bản tự khai này có thể thực hiện tại Toà án hoặc bên ngoài Toà án tuỳ vào từng trường hợp cụ thể khác nhau.

Tóm lại, theo các phân tích ở trên, người con có thể tham gia hoặc không tham gia phiên toà giải quyết ly hôn của cha mẹ. Đồng nghĩa, việc người con bắt buộc phải tham gia phiên toà ly hôn là không chính xác.

Trên đây là phân tích về việc con có phải tham gia phiên toà giải quyết ly hôn của cha mẹ không? Nhìn chung, đây là vấn đề phức tạp, cần dựa trên thực tế và quy định cụ thể của từng Toà án khác nhau. Do đó, độc giả muốn được giải đáp cụ thể, có thể liên hệ 1900.6192 để gặp chuyên gia pháp lý của LuatVietnam.

>> Toàn bộ quy định cần biết về giành quyền nuôi con khi ly hôn

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục