https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/27/mau-don-rut-yeu-cau-thuan-tinh-ly-hon_2711191743.docx
Thuận tình ly hôn là gì?
Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng thật sự tự nguyện, đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng cho vợ và con, gửi đơn yêu cầu đến Tòa án (Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Như vậy, chỉ khi có 03 điều kiện sau đây thì việc thỏa thuận ly hôn của vợ chồng mới được Tòa án chấp nhận:
- Hai bên cùng tự nguyện, thỏa thuận đi đến quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân;
- Đã thỏa thuận được về chia tài sản, nuôi con, chăm sóc và cấp dưỡng cho con;
- Gửi đơn yêu cầu ly hôn thuận tình đến Tòa án.
Ai là người được rút đơn thuận tình ly hôn?
Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu nếu người yêu cầu rút đơn. Do đó, trong trường hợp thuận tình ly hôn, khi rút đơn cũng phải cần hai vợ chồng cùng yêu cầu.
Lúc này, khi Tòa án đã trả đơn yêu cầu thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trả đơn.
Mẫu đơn rút yêu cầu thuận tình ly hôn (Ảnh minh họa)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN RÚT YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: thuận tình ly hôn, nuôi con và chia tài sản)
Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) ………………………………………….……………
Người rút đơn yêu cầu: (2) ...........................................................................................
Địa chỉ: (3) ...................................................................................................................
Số điện thoại (nếu có): ……………………..……………; Fax (nếu có):.....................
Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ........................................................................................
Ngày …..tháng ….năm ….., tôi (chúng tôi) có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết việc thuận tình ly hôn.
Nay do (4) ....................................................................................................................
Vì vậy, tôi (chúng tôi) xin rút toàn bộ (một phần) (5) …………….đơn yêu cầu ngày .... tháng….. năm………., đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
………, ngày…. tháng…. năm…….
NGƯỜI RÚT ĐƠN YÊU CẦU (6)
(1) Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào.
Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội;
Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó.
Ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam.
(2) Ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh và số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của vợ, chồng.
Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.
(3) Ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của vợ, chồng tại thời điểm rút đơn yêu cầu.
Ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;
(4) Ghi cụ thể lý do xin rút đơn yêu cầu.
Ví dụ: Hiện nay, sau khi hòa giải chúng tôi đã nhìn nhận lại bản thân và cảm thấy chúng tôi vẫn còn tình cảm với nhau. Do đó, cuộc hôn nhân này chúng tôi vẫn muốn tiếp tục duy trì.
(5) Trường hợp người rút đơn yêu cầu rút một phần yêu cầu thì ghi rõ nội dung phần yêu cầu rút đơn.
(6) Phần này phải ghi rõ họ, tên của vợ, chồng vào cuối đơn kèm chữ ký, điểm chỉ.
Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.
>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?
>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất