Thủ tục rút hồ sơ ly hôn thực hiện thế nào?

Khi muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân, vợ chồng phải làm đơn gửi Tòa án yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp, sau khi đã nộp đơn thì lại muốn quay về sống chung với nhau thì có rút được hồ sơ về không?


1. Hôn nhân thực sự chấm dứt trong trường hợp nào?

Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Đồng thời, về thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân, khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng khẳng định như sau:

Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, chỉ khi hai vợ, chồng đã gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và được Tòa án ban hành bản án, quyết định ly hôn thì vợ chồng mới được xem là thực sự ly hôn tại thời điểm có hiêu lực pháp luật của bản án hoặc quyết định ly hôn.

>> Tổng đài tư vấn ly hôn của LuatVietnam 1900.6199

2. Được rút hồ sơ ly hôn tại thời điểm nào?

Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khi yêu cầu ly hôn (dù thuận tình hay đơn phương) thì theo khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự, vợ, chồng có quyền thay đổi hoặc rút yêu cầu ly hôn. Theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự, trong quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn, vợ, chồng có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình.

Do đó, tùy vào từng giai đoạn của vụ ly hôn, thời điểm rút hồ sơ được quy định như sau:

- Khi Tòa chưa thụ lý: Căn cứ Điều 363, Điều Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự, thường sẽ có khoảng thời gian khoảng 08 ngày làm việc trước khi Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn. Do đó, trước khi Tòa án thụ lý, vợ, chồng hoàn toàn có quyền rút đơn ly hôn. Khi đó, Tòa án sẽ trả lại đơn ly hôn.

- Khi Tòa án đã thụ lý ly hôn:

+ Trước khi mở phiên tòa, phiên họp: Đây là giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc chuẩn bị xét đơn. Nếu vợ, chồng rút yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ đình chỉ và trả lại đơn ly hôn (Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 217 và điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự).

+ Trong khi phiên tòa, phiên họp diễn ra: Căn cứ khoản 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ, chồng tự nguyện rút yêu cầu ly hôn thì Hội đồng xét xử sẽ đình chỉ xét xử với phần yêu cầu đã rút.

Xem thêm: Rút đơn ly hôn có lấy lại được tiền tạm ứng án phí không?

thu tuc rut don ly hon

3. Thủ tục rút đơn ly hôn thực hiện thế nào?

Bước 1: Khi muốn rút đơn ly hôn, vợ chồng cần phải làm đơn yêu cầu rút dơn ly hôn. Dưới đây là biểu mẫu để độc giả tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………, ngày…. tháng…. năm…….

ĐƠN RÚT YÊU CẦU

GIẢI QUYẾT VIỆC LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân………………………………………….……………

Người rút đơn yêu cầu................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................

Số điện thoại (nếu có): ……………; Fax (nếu có): ..........................

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ......................................................

Ngày ...tháng ...năm ..., tôi (chúng tôi) có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết ly hôn.

Nay do............................... nên tôi (chúng tôi) xin rút toàn bộ (một phần) ……………. đơn yêu cầu ngày .... tháng ... năm………., đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

NGƯỜI RÚT ĐƠN YÊU CẦU

Bước 2: Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự, sau khi chấp nhận yêu cầu rút đơn ly hôn thuận tình của vợ, chồng, Tòa án sẽ trả lại đơn thuận tình ly hôn cùng với các tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Riêng trong vụ án ly hôn đơn phương, theo khoản 3 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ, chồng có yêu cầu rút đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ xóa tên vụ án đó, trả lại đơn ly hôn đơn phương, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu có yêu cầu.

Đồng thời, Tòa án cũng sẽ sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.

Như vậy, chỉ khi ly hôn đơn phương, các bên cần có yêu cầu để được Tòa án trả lại đơn ly hôn đơn phương và các tài liệu, chứng cứ kèm theo. Nếu không Tòa án chỉ xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý.

Trên đây là quy định về thủ tục rút đơn ly hôn thực hiện thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199  để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ly hôn sau bao lâu thì có trích lục?

Ly hôn sau bao lâu thì có trích lục?

Ly hôn sau bao lâu thì có trích lục?

Khi đã chọn ly hôn, nhiều cặp đôi chỉ muốn “đường ai nấy đi” một cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, chỉ khi có quyết định, bản án ly hôn có hiệu lực thì việc ly hôn của vợ, chồng mới được pháp luật thừa nhận. Vậy sau khi ly hôn bao lâu thì sẽ nhận được trích lục?