Chưa kết hôn và không có nơi cư trú ổn định: Khai sinh cho con ở đâu?

Thông thường cha mẹ sẽ cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh nơi cư trú cũng như giấy kết hôn khi đi làm khai sinh cho con. Vậy trong trường hợp khai sinh cho con khi chưa kết hôn và không nơi cư trú ổn định thì phải làm thế nào?

1. Khai sinh cho con khi chưa kết hôn và không nơi cư trú được không?

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13, mỗi cá nhân khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Do vậy, việc cha mẹ chưa kết hôn sẽ không ảnh hưởng tới quyền lợi được khai sinh của trẻ. 

Trường hợp cha mẹ không thể đi đăng ký khai sinh cho con thì người có trách nhiệm (ông bà hoặc các cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) có thể làm khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của cha, mẹ theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 số 60/2014/QH13.

Điều 11 Luật Cư trú 2020 số 68/2020/QH14 quy định, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú. Tuy nhiên, nếu không xác định được nơi thường trú, tạm trú thì nơi cư trú sẽ là nơi ở hiện tại của người đó (theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Luật Cư trú 2020)

Theo đó, trường hợp không chứng minh được quan hệ nhân thân do cha mẹ chưa kết hôn và chưa có nơi cư trú ổn định thì người thân của trẻ hoàn toàn có thể đăng ký cư trú theo địa chỉ nhà trên cơ sở chủ hộ đồng ý cho nhập khẩu vào hộ gia đình theo khoản 2, khoản 3 điều 20 Luật Cư trú.

Như vậy, khi đi làm giấy khai sinh thì cha mẹ hoặc người thân, người giám hộ sẽ mang đầy đủ giấy tờ nộp tại UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có nhà mà trẻ nhập khẩu cư trú.

Khai sinh cho con khi chưa kết hôn và không nơi cư trú

2. Hướng dẫn đăng ký khai sinh

2.1 Thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo họ cha/mẹ

Nếu cha mẹ chưa đăng ký đăng ký kết hôn thì cán bộ công chức tư pháp – hộ tịch sẽ tiếp nhận việc khai sinh cho trẻ theo diện chưa xác định được cha, mẹ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014.

Theo đó, phần họ, quê quán, quốc tịch, dân tộc của trẻ sẽ được xác định theo họ, quê quán, quốc tịch, dân tộc của người mẹ/cha. Còn phần ghi thông tin về cha/mẹ trong khai sinh và hộ tịch của trẻ sẽ được để trống theo quy định tại Điều 14 Luật Hộ tịch 2014. Cụ thể: 

- Phần thông tin của con: Họ (theo họ người đi đăng ký khai sinh), tên đệm và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; nơi sinh; dân tộc, quê quán, quốc tịch; 

- Phần thông tin của người đi đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

- Phần thông tin của người còn lại: bỏ trống. 

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký khai sinh, thông tin hộ tịch cơ bản của trẻ sẽ được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh và cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong trường hợp sau này khi cha mẹ đứa bé kết hôn hoặc mẹ/cha muốn được bổ sung thông tin thì sẽ tiếp tục ra UBND xã, phường, thị trấn để làm thủ tục.

2.2 Thủ tục đăng ký khai sinh có đủ tên cha, mẹ

Như đã nói ở mục 1, việc khai sinh cho trẻ không liên quan gì tới việc cha mẹ có phải vợ chồng tại thời điểm khai sinh hay không. Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014, để khai sinh cho con có đủ tên cha và mẹ thì cha mẹ phải thực hiện thủ tục khai sinh đồng thời với thủ tục nhận cha, mẹ và con.

* Giấy tờ cần chuẩn bị: 

Theo quy định tại điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014, khi đi đăng ký khai sinh cần chuẩn bị:

- Tờ khai đăng ký khai sinh (Mẫu ban hành tại Thông tư 04/2020/TT-BTP).

- Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ với con (Mẫu tờ khai).

- Giấy chứng sinh.

- Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con.

Vì cha mẹ của trẻ chưa đăng ký kết hôn cũng như không có nơi cư trú ổn định nên sau khi hoàn thiện hồ sơ giấy tờ, việc khai sinh sẽ được thực hiện tại nơi cư trú của địa chỉ nhà mà trẻ đã nhập khẩu cư trú theo quy định tại khoản 3 điều 20 Luật Cư trú năm 2020.

* Lưu ý: Thời hạn đăng ký khai sinh là 60 ngày kể từ khi trẻ được sinh ra theo quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục khai sinh kết hợp nhận cha con.

Khai sinh cho con khi chưa kết hôn và không nơi cư trú
Khai sinh cho con khi chưa kết hôn và không nơi cư trú. (Ảnh minh họa)

3 Thủ tục đăng ký nơi cư trú cho con 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, nhập khẩu cho con thuộc trường hợp đăng ký thường trú cho con cái về ở với cha mẹ. Theo đó, tại hồ sơ Điều 21 Luật Cư trú 2020, khi đăng ký thường trú cho con cần chuẩn bị:

- Tờ khai đăng ký cư trú;

- Bản sao giấy khai sinh của con;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cha, mẹ.

Do chưa đăng ký kết hôn nên tại thời điểm đăng ký khai sinh, cha mẹ sẽ chưa thể chứng minh được quan hệ nhân thân với trẻ. Khi ấy, nơi cư trú của trẻ sẽ được đăng ký theo địa chỉ nhà trên cơ sở chủ hộ đồng ý cho nhập khẩu vào hộ gia đình. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký thường trú sẽ được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 Luật cư trú 2020 bao gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (mẫu CT01 tại thông tư 56/2021/TT-BCA)

- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ (nếu trẻ có quan hệ nhân thân với chủ hộ)

- Văn bản cho ở nhờ (công chứng/chứng thực)

- Giấy tờ chứng minh nhà ở đủ diện tích để đăng ký thường trú (Sổ đỏ, Sổ hồng..)

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ sẽ được nộp tại UBND xã, phường, thị trấn tại nơi trẻ đăng ký nhập khẩu.

Cần lưu ý: Sau khi đăng ký khai sinh cho trẻ, trong thời hạn 60 ngày cha mẹ buộc phải đăng ký thường trú cho con. Quá thời hạn này sẽ bị phạt đăng ký thường trú muộn từ 500.000 - 1.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Trên đây là giải đáp cho vấn đề Khai sinh cho con khi chưa kết hôn và không nơi cư trú ở đâu?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Các quy định liên quan tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Các quy định liên quan tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Các quy định liên quan tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là giai đoạn trẻ em có sự thay đổi rõ ràng trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Vậy độ tuổi nào được xem là trẻ vị thành niên? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.