Chưa kết hôn, khai sinh cho con có phải xét nghiệm ADN không?
Khi nam nữ chưa kết hôn nhưng muốn khai sinh cho con chung thì trong giấy khai sinh của con liệu có đủ tên cha và mẹ không? Đặc biệt, nếu chưa kết hôn, khai sinh cho con có phải xét nghiệm ADN không?
Cha mẹ chưa đăng ký kết hôn, con vẫn được khai sinh?
Điều 14 Luật Hộ tịch nêu rõ, nội dung đăng ký khai sinh gồm những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân như thông tin của người được khai sinh (họ, tên, giới tính, năm sinh, dân tộc…); thông tin về cha mẹ của người đó; số định danh cá nhân…
Theo đó, hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị khi đi đăng ký khai sinh được nêu tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch:
- Giấy chứng sinh. Nếu không có giấy chứng sinh thì phải nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh…
Đặc biệt, nếu cha mẹ của trẻ đăng ký khai sinh đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
Như vậy, có thể thấy, khi khai sinh cho con không bắt buộc phải xuất trình đăng ký kết hôn trừ trường hợp cha mẹ đã kết hôn. Nếu cha mẹ chưa đăng ký kết hôn thì con sẽ được khai sinh theo diện chưa xác định được cha hoặc mẹ.
Khi đó, nếu chưa xác định được cha hoặc mẹ thì phần ghi cha hoặc mẹ sẽ bỏ trống trong sổ hộ tịch và giấy khai sinh (Điều 15 Nghị định 123 năm 2015).
Xem thêm: Cách đăng ký khai sinh cho con khi chưa kết hôn
Chưa kết hôn, khai sinh cho con phải xét nghiệm ADN? (Ảnh minh họa)
Xét nghiệm ADN để khai sinh cho con khi cha mẹ chưa kết hôn?
Như phân tích ở trên, chưa kết hôn vẫn có thể thực hiện khai sinh cho con. Khi đó, sẽ khai sinh cho trẻ theo diện chưa xác định được cha hoặc mẹ và trong giấy khai sinh không thể hiện tên của cha hoặc mẹ.
Nếu muốn khai sinh có đầy đủ tên cha và mẹ thì phải thực hiện đồng thời 02 thủ tục là đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ và con. Hồ sơ để thực hiện đồng thời hai thủ tục này được quy định cụ thể tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP:
- Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu;
- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế giấy chứng sinh;
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ con: Văn bản của cơ quan y tế, giám định… trong và ngoài nước xác nhận quan hệ cha con, mẹ con; thư từ, phim ảnh… chứng minh quan hệ cha con, mẹ con và văn bản cam đoan con chung của hai người, có ít nhất 02 người thân thích làm chứng.
Có thể thấy, có 02 cách để chứng minh quan hệ cha con, mẹ con là:
- Xét nghiệm ADN tại cơ quan y tế, cơ quan giám định… trong nước và nước ngoài;
- Thư từ, phim ảnh, băng đĩa… chứng minh mối quan hệ cha con, mẹ con cùng văn bản cam đoan con chung có người làm chứng.
Như vậy, xét nghiệm ADN không phải là biện pháp duy nhất để xác định quan hệ cha con, mẹ con khi muốn đăng ký khai sinh cho con mà chưa đăng ký kết hôn nên không bắt buộc mọi trường hợp chưa đăng ký kết hôn đều phải xét nghiệm ADN để khai sinh cho con có đủ tên cha và mẹ.
Để nắm rõ thủ tục đăng ký khai sinh mới nhất có thể xem tiếp bài viết dưới đây:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Có con với người đã có gia đình, khai sinh thế nào? (20/01/2021 11:00)
- Án phí ly hôn mới nhất 2021 là bao nhiêu? (18/01/2021 09:00)
- Kết hôn giả để nhập quốc tịch nước ngoài, bị phạt thế nào? (15/01/2021 19:00)
- Lập di chúc có cần chữ ký của tất cả các con không? (13/01/2021 09:00)
- Việt Nam quy định về hôn nhân đồng giới như thế nào? (08/01/2021 19:30)
- Chủ nhà lấy lại nhà trước thời hạn, đòi bồi thường thế nào? (08/01/2021 09:00)
- Chung cư bị thấm dột, ai phải chịu chi phí sửa chữa? (12/06/2020 15:30)
- CSGT xử phạt sai có phải bồi thường cho người dân? (12/06/2020 14:30)
- Chi tiết cách chia thừa kế theo pháp luật mới nhất (11/06/2020 15:30)
- Đã gửi đơn ly hôn, bổ sung yêu cầu chia tài sản được không? (10/06/2020 15:24)
- Khi nào “phá” hợp đồng thuê nhà không bị phạt cọc? (08/06/2020 15:30)