Trợ cấp người có công từ 01/7/2024 tăng bao nhiêu?

Cùng với cán bộ, công chức, viên chức, người có công cũng được tăng mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi. Vậy cụ thể trợ cấp người có công tăng bao nhiêu từ 01/7/2024?

1. Trợ cấp người có công tăng bao nhiêu từ 01/7/2024?

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Theo đó, khoản 1 Điều 1 Nghị định 77/2024/NĐ-CP nêu rõ:

1. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.789.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn)

Như vậy, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đã được tăng từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng, tức là tăng thêm 734.000 đồng.

Đồng thời, chế độ, chính sách điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung cũng thay đổi như sau: Mức chi là 1,8 lần mức chuẩn/người/lần tương đương 5.020.200 đồng/người/lần gồm các nội dung:

  • Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng;
  • Thuốc thiết yếu;
  • Quà tặng cho đối tượng;
  • Tham quan (so với khoản 2 Điều 6 Nghị định 75/2021/NĐ-CP thì đã tách riêng khoản tham quan ra khỏi các khoản chi khác phục vụ trực tiếp đối tượng trong thời gian điều dưỡng)
  • Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho đối tượng trong thời gian điều dưỡng với mức chi tối đa 10% mức chi điều dưỡng phục hồi sức khoẻ tập trung, gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, chụp ảnh, tư vấn sức khoẻ, phục hồi chức năng, sách báo… (giảm 5% so với quy định cũ)

2. Cụ thể mức trợ cấp người có công với cách mạng từ 01/7/2024

Từ 01/7/2024, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng sẽ được điều chỉnh theo Nghị định 77/2024/NĐ-CP với mức chuẩn mới là 2.789.000 đồng như sau:

STT

Đối tượng

Mức trợ cấp, phụ cấp

Trợ cấp

Phụ cấp

1

Người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 và thân nhân

1.1

Người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945

Diện thoát ly

3.117.000

529.000/thâm niên

Diện không thoát ly

5.291.000

1.2

Thân nhân của người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 từ trần

  • Vợ/chồng
  • Con chưa đủ 18 tuổi/từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học/bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng

>> Hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

2.789.000

  • Vợ/chồng sống cô đơn
  • Con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi/từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học/bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng

>> Hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

2.231.000

2

Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và thân nhân

2.1

Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

2.884.000

2.2

Thân nhân của người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 từ trần

  • Vợ/chồng
  • Con chưa đủ 18 tuổi/từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học/bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng

>> Hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1.565.000

  • Vợ/chồng sống cô đơn
  • Con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi/từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học/bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng

>> Hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

2.231.000

3

Thân nhân liệt sĩ

3.1

Thân nhân của 01 liệt sĩ

2.789.000

3.2

Thân nhân của 02 liệt sĩ

5.578.000

3.3

Thân nhân của 03 liệt sĩ trở lên

8.367.000

3.4

  • Cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ/chồng liệt sĩ sống cô đơn
  • Con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi/từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học/bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng mồ côi cả cha mẹ

>> Hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng

2.231.000

3.5

Vợ/chồng liệt sĩ lấy chồng/vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành/chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống/vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ khi còn sống

2.789.000

4

Bà mẹ Việt Nam anh hùng

8.367.000

2.337.000

Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình

2.789.000

5

  • Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân,
  • Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến

2.337.000

(xem chi tiết mức trợ cấp, phụ cấp của người có công tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 77/2024/NĐ-CP).

Trợ cấp người có công từ 01/7/2024 tăng bao nhiêu?
Trợ cấp người có công từ 01/7/2024 tăng bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

3. Ai được hưởng chế độ ưu đãi người có công?

Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định các đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng bao gồm:

- Người có công với cách mạng:

  • Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;
  • Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945;
  • Liệt sĩ;
  • Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
  • Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
  • Thương binh, thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh;
  • Bệnh binh;
  • Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
  • Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
  • Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
  • Người có công giúp đỡ cách mạng.

- Thân nhân của người có công bao gồm mẹ đẻ, cha đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi và người có công nuôi liệt sĩ.

4. Người có công với cách mạng và thân nhân được hưởng chế độ gì?

Theo Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, tùy từng trường hợp, người có công với cách mạng và thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi như sau:

- Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;

- Ưu đãi về bảo hiểm y tế;

- Ưu đãi về bồi dưỡng phục hồi sức khỏe;

- Cấp phương tiện trợ giúp, thiết bị phục hồi chức năng, dụng cụ chỉnh hình cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

- Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;

- Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học;

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

-  Miễn/giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

- Ưu tiên trong việc giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên trong giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

- Được hưởng chính sách vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

- Được miễn/giảm thuế.

Trên đây là thông tin về: Trợ cấp người có công từ 01/7/2024 tăng bao nhiêu?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, và vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghệ, thương mại điện tử và dược phẩm. Cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, một vấn đề pháp lý then chốt được đặt ra là: Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có đủ khả năng bảo đảm TSTT được công nhận và bảo vệ như một loại tài sản có thể thế chấp, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng TSTT như một công cụ tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không?

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thường đối mặt với nguy cơ bị từ chối, dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, nhiều trường hợp từ chối hoàn toàn có thể tránh được. Việc hiểu rõ các căn cứ từ chối nhãn hiệu thường gặp tại Việt Nam - như xung đột với các nhãn hiệu đã đăng ký, sử dụng các thuật ngữ chung chung/mô tả, hoặc vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội - giúp người nộp đơn chủ động giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Cách tiếp cận chủ động này giúp phản hồi hiệu quả hơn trước các thông báo từ chối và cuối cùng, giúp cho quá trình đăng ký nhãn hiệu thành công và hiệu quả hơn.