Tăng lương từ 01/7/2024: Cán bộ, công chức nào thuộc diện phải nộp thuế?

Theo dõi ngay bài viết để biết cán bộ, công chức nào thuộc diện phải nộp thuế sau khi được tăng lương.

Cán bộ, công chức nào thuộc diện phải nộp thuế?

Vừa qua, cán bộ, công chức, viên chức đón nhận tin vui khi được tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

Đây là mức tăng lương cơ sở cao nhất trong lịch sử, theo đó thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức cũng được cải thiện đáng kể.

Tuy vui mừng vì được tăng lương nhưng không ít người vẫn lo số tiền thực chất được hưởng sẽ không còn bao nhiêu bởi giá cả có nguy cơ tăng theo và sẽ phải nộp thuế nhiều hơn do mức giảm trừ gia cảnh vẫn giữ nguyên.

Ngoài ra, nhiều người trước đây không cần nộp thuế thu nhập cá nhân thì sau khi tăng lương cũng sẽ thuộc diện nộp thuế.

Hiện nay, công dân Việt Nam sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân nếu có thu nhập chịu thuế vượt quá các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Trong đó, Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm), mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Tức là cá nhân không có người phụ thuộc sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu tổng thu nhập từ tiền lương trên 11 triệu đồng/tháng, thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, đóng quỹ nhân đạo, đóng góp từ thiện, một số khoản phụ cấp, trợ cấp…

Cán bộ, công chức nào thuộc diện phải nộp thuế?
Cán bộ, công chức nào thuộc diện phải nộp thuế? (Ảnh minh họa)

Nếu có thêm người phụ thuộc thì mức thu nhập từ tiền lương phải nộp thuế thu nhập cá nhân như sau:

STT

Số người phụ thuộc đã đăng ký

Tổng thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/năm

Thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/tháng

1

Có 01 người phụ thuộc

> 184,8 triệu đồng

> 15,4 triệu đồng

2

Có 02 người phụ thuộc

> 237,6 triệu đồng

> 19,8 triệu đồng

3

Có 03 người phụ thuộc

> 290,4 triệu đồng

> 24,2 triệu đồng

4

Có 04 người phụ thuộc

> 343,2 triệu đồng

> 28,6 triệu đồng

Cán bộ, công chức đóng thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

- Thu nhập tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân - Các khoản giảm trừ

- Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính thức sau:

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế

- Thuế suất thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 05 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Nếu gặp khó khăn khi tính thuế theo công thức trên, bạn có thể tham khảo tính năng tính thuế thu nhập cá nhân của LuatVietnam:

Bước 1: Truy cập mục tính thuế thu nhập cá nhân: https://luatvietnam.vn/tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan.html

Bước 2: Điền thông tin và nhận kết quả
Cán bộ, công chức nào thuộc diện phải nộp thuế?- Điền tổng thu nhập (gồm lương tháng, thưởng và đã trừ bảo hiểm bắt buộc).

- Điền số người phụ thuộc (nếu có).

- Nhận kết quả:

  • Nếu không hiện kết quả thì không phải nộp thuế;
  • Nếu có kết quả thì hệ thống sẽ diễn giải cách tính thuế với đầy đủ thông tin theo quy định.
Trên đây thông tin về: Cán bộ, công chức nào thuộc diện phải nộp thuế?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục