Bên cạnh bảng lương mới của giáo viên các cấp, bốn Thông tư do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành còn có nhiều quy định liên quan đến hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên các cấp từ ngày 20/3/2021.
Căn cứ:
Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non công lập
Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên tiểu học công lập
Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trung học cơ sở (THCS) công lập
Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trung học phổ thông (THPT) công lập
1/ Giáo viên mầm non
Khi đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp thì giáo viên mầm non đã được xếp hạng theo Thông tư liên tịch 20 sẽ được bổ nhiệm vào hạng mới như sau:
- Giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06): Bổ nhiệm sang giáo viên mầm non hạng III. Nếu chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019) thì giữ nguyên hạng IV (mã số V.07.02.06) và hưởng lương với hệ số từ 1,86 - 4,06 cho đến khi đạt chuẩn hoặc cho đến khi nghỉ hưu (nếu là đối tượng không phải nâng chuẩn trình độ).
- Giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.05): Bổ nhiệm sang giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26).
- Giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.04): Bổ nhiệm sang giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25). Nếu trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non thì được bổ nhiệm sang giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24).
Để được xét hoặc thi thăng hạng I thì giáo viên phải có thời gian giữ chức danh hạng II (mã số V.07.02.25 hoặc V.07.02.04) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thăng hạng bởi theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 01/2021, thời gian giữ chức danh hạng II (mã số V.07.02.04) tương tương với thời gian giữ hạng II (mã số V.07.02.25).
Đặc biệt, khoản 3 Điều 7 Thông tư 01/2021 quy định:
Giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.04) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26).
Như vậy, nếu giáo viên mầm non hiện đang giữ hạng II nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì chỉ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III và sẽ được bổ nhiệm vào chức danh giáo viên mầm non hạng II sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng.
Trong đó, tiêu chuẩn của giáo viên mầm non hạng II được nêu chi tiết tại Điều 4 Thông tư 01/2021 gồm:
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo: Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn giáo viên mầm non hạng II.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin khi thực hiện nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng II; và có khả năng sử dụng ngoại ngữ; được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên…
Tương tự như giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học cũng bổ sung thêm một chức danh nghề nghiệp hạng I và không tuyển dụng mới giáo viên tiểu học hạng IV.
Do đó, nếu đạt tiểu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp mới thì giáo viên tiểu học được bổ nhiệm như sau:
- Giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09): Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29).
Nếu chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo thì giữ nguyên hạng IV với mã số V.07.03.09 và hệ số lương từ 1,86 - 4,06 cho đến khi đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào hạng III hoặc cho đến khi nghỉ hưu (nếu là trường hợp không phải nâng chuẩn).
- Giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08): Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29).
Nếu chưa đạt chuẩn thì giữ nguyên hạng III với mã số V.07.03.08 với hệ số lương từ 2,1 - 4,89 theo quy định tại Thông tư liên tịch 21 cho đến khi đạt chuẩn thì được bổ nhiệm vào hạng III theo quy định mới hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng chuẩn trình độ.
- Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07): Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28). Nếu trúng tuyển trong kỳ thi/xét thăng hạng thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27).
Riêng trường hợp chưa đạt tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.03.28) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số 07.03.29). Sau khi đạt chuẩn của hạng II thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hạng II (mã số V.07.03.28) mà không phải thông qua kỳ thi/xét thăng hạng.
Chuyển hạng cho giáo viên các cấp từ 20/3/2021 thực hiện thế nào? (Ảnh minh họa)
3/ Giáo viên THCS
Giáo viên THCS được xếp hạng theo Thông tư liên tịch 22 nếu đạt chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp nêu tại Thông tư 03/2021 thì được bổ nhiệm vào hạng như sau:
- Giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.12): Bổ nhiệm vào chức danh giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32).
Nếu chưa đạt chuẩn thì giữ nguyên hạng III (mã số V.07.04.12) và hệ số lương từ 2,1 - 4,89 cho đến khi đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào chức danh giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc cho đến khi nghỉ hưu (nếu là đối tượng không phải nâng chuẩn trình độ).
- Giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.11): Bổ nhiệm vào chức danh giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31).
Nếu chưa đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32) cho đến khi đạt chuẩn sẽ bổ nhiệm vào chức danh giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31) mà không phải thông qua kỳ thi/xét thăng hạng.
- Giáo viên THCS hạng I (mã số V.07.04.10): Bổ nhiệm vào chức danh giáo viên THCS hạng I (mã số V.07.04.30).
Nếu chưa đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31) cho đến khi đạt chuẩn thì được bổ nhiệm vào chức danh giáo viên THCS hạng I (mã số V.07.04.30) mà không phải thông qua kỳ thi/xét thăng hạng.
4/ Giáo viên THPT
Về cơ bản, giáo viên THPT không có sự thay đổi nhiều như giáo viên mầm non, tiểu học hay THCS.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2021, giáo viên đã được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT theo Thông tư liên tịch 23 thì được xếp hạng tương đương với quy định tại Thông tư 04 này. Đồng nghĩa, giáo viên THPT vẫn giữ nguyên các hạng như sau:
- Giáo viên THPT hạng III có mã số V.07.05.15.
- Giáo viên THPT hạng II có mã số V.07.05.14.
- Giáo viên THPT hạng I có mã số V.07.05.13.
Trên đây là hướng dẫn mới nhất về chuyển hạng cho giáo viên các cấp từ 20/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được tư vấn, giải đáp.
Khi có thông tin chính thức cải cách tiền lương từ 01/7/2024, bảng lương quân đội công an sẽ như thế nào là thắc mắc của rất nhiều độc giả của LuatVietnam. Cùng theo dõi dưới đây để biết chi tiết về vấn đề này.
Chính sách mới về công chức có hiệu lực tháng 12/2023 gồm các quy định hướng dẫn về vị trí việc làm, tăng trợ cấp cho quân nhân đã xuất ngũ… Tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Định mức biên chế giáo viên từ 16/12/2023 là nội dung đáng chú ý được Bộ Giáo dục nêu tại Thông tư 19 và Thông tư 20 năm 2023. Dưới đây là chi tiết định mức biên chế giáo viên của từng cấp học.
Bên cạnh lương thì khi nào chính thức bỏ phụ cấp thâm niên cho công chức cũng nhận được khá nhiều ý kiến thắc mắc của dư luận. Vậy khi nào bỏ phụ cấp thâm niên cho công chức, viên chức?
Khi dự toán ngân sách nhà nước 2024 đã được thông qua thì Quốc hội cũng chốt ngày bắt đầu cải cách tiền lương là từ 01/7/2024. Vậy cách tính lương công chức khi cải cách tiền lương sẽ như thế nào?
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Theo đó, giáo viên mầm non sẽ được phân hạng mới và thay đổi về hệ số lương.
Thẻ Đảng là một trong những giấy tờ quan trọng với Đảng viên. Do đó, nhiều người muốn chứng thực để bảo quản, giữ gìn bản chính thẻ Đảng. Vậy có được chứng thực thẻ Đảng không?
Từ ngày 20/3/2021, khi 04 Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn, xếp lương của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông chính thức có hiệu lực thì giáo viên đón nhận nhiều thay đổi lớn.
Chế độ tiền lương của giáo viên các trường công lập bao gồm tiền lương theo bậc và các khoản phụ cấp khác. Vậy ngoài tiền lương theo bậc, khoản phụ cấp nào của giáo viên được tính đóng bảo hiểm?