Từ năm 2020, Sổ bảo hiểm xã hội không còn nữa?

Sổ bảo hiểm xã hội bao lâu nay đã quá quen thuộc với người lao động, là cuốn sổ ghi nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, cũng là “bằng chứng” để họ được hưởng mọi chế độ theo quy định. Thế nhưng, có thể cuốn sổ này sắp tới sẽ không còn tồn tại.

Một trong những thay đổi quan trọng về chính sách luật bảo hiểm xã hội năm 2020 được thể hiện trong Luật Bảo hiểm xã hội hiện nay là: Thay thế Sổ bảo hiểm xã hội bằng Thẻ bảo hiểm xã hội từ năm tới (theo khoản 2 Điều 96)..

Với thay đổi nêu trên, người lao động sẽ thuận tiện trong việc thực hiện các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm xã hội, ít tốn kém thời gian và giấy tờ đi kèm.

Năm 2020 không còn xa, nhưng hiện nay chưa có văn bản chính thức nào hướng dẫn về việc bỏ Sổ bảo hiểm xã hội và thay thế bằng Thẻ bảo hiểm xã hội. Vì thế, cũng chưa có một lộ trình cụ thể nào cho việc thay đổi này.

Từ năm 2020, Sổ bảo hiểm xã hội không còn nữa?

Từ năm 2020 Sổ bảo hiểm xã hội không còn nữa?​ (Ảnh minh họa)


Tuy vậy, thông tin từ đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, cơ quan này đang rà soát bổ sung thông tin người tham gia để cấp mã số bảo hiểm, tiến tới hoàn thành cấp thẻ bảo hiểm điện tử vào năm 2020, thay thế hoàn toàn cho sổ bảo hiểm xã hội giấy như hiện nay.

Cũng ngay trong tháng 01/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ thay thế Thẻ bảo hiểm y tế giấy bằng Thẻ bảo hiểm y tế điện tử. Trong Công văn 4173/VPCP-KSTT, Thủ tướng từng yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp Thẻ bảo hiểm y tế có gắn chip với giải pháp công nghệ do Việt Nam làm chủ, bảo đảm kết nối, liên thông, tích hợp an toàn và chia sẻ dữ liệu…

>> Hướng dẫn tra cứu quá trình tham gia BHXH, BHYT bằng SMS 

Lan Vũ
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?