Có được hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ khi có nhiều sổ không?

Do gặp khó khăn trong việc gộp các sổ bảo hiểm xã hội nên nhiều người lao động đã nảy ra ý định hủy sổ bảo hiểm cũ. Vậy theo quy định hiện hành, cơ quan bảo hiểm xã hội có giải quyết hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ cho người lao động không?


Người lao động xin hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ được không?

Theo quy định hiện hành, mỗi người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội chỉ được cấp một sổ với một mã số bảo hiểm xã hội duy nhất.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có trường hợp người lao động sở hữu tới hai hay nhiều sổ bảo hiểm xã hội do làm việc tại nhiều công ty khác nhau và có sự thay đổi về chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của mỗi lần tham gia.

Thay vì phải gộp sổ bảo hiểm, nhiều người lao động lại muốn hủy luôn sổ bảo hiểm xã hội tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm ở công ty cũ.

Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội và các Nghị định hay Thông tư hướng dẫn đều chưa có quy định về thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ.

Tuy nhiên trong Công văn số 3663/BHXH-THU của Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh từng có hướng dẫn về việc hủy sổ bảo hiểm như sau:

5. Trường hợp NLĐ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN thì phải trình bày rõ trong Đơn đề nghị (mẫu D01-TS). Cán bộ xử lý nghiệp vụ khóa dữ liệu quá trình đóng BHXH, BHTN bằng phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Đơn đề nghị của NLĐ có phê duyệt của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc Lãnh đạo phòng Thu BHXH Thành phố để thay thế cho sổ thu hồi. Trường hợp đặc biệt phải phục hồi lại quá trình đã khóa phương án KB, KT, thì chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt (nơi đã khóa dữ liệu trước đây) của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc lãnh đạo phòng chức năng của Thành phố và đúng theo quy trình phục hồi số sổ đã hủy.

Dù vậy, với trường hợp này, cơ quan bảo hiểm xã hội cũng chỉ tiến hành hủy sổ nếu xác minh được là người lao động thực sự không tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian được ghi nhận trong sổ muốn hủy.

Còn nếu trước đó, người lao động có đi làm, ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm thì không thể hủy sổ bảo hiểm xã hội mà bắt buộc phải tiến hành thủ tục gộp sổ khi có nhiều sổ.

huy so bao hiem xa hoi cu

Hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ có dễ dàng? (Ảnh minh họa)


Không hủy được sổ bảo hiểm xã hội cũ thì gộp sổ thế nào?

Căn cứ hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, việc gộp sổ bảo hiểm xã hội được tiến hành như sau:

* Trường hợp người lao động có các sổ BHXH đóng trùng nhau:

- Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHTN (Mẫu TK1-TS).

+ Các sổ bảo hiểm xã hội.

- Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh/huyện nơi quản lý hoặc cư trú.

- Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm nhận đủ hồ sơ.

- Kết quả: Người lao động được nhận lại:

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

+ Tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đã đóng trùng.

+ Quyết định hoàn trả (theo Mẫu C16-TS).

* Trường hợp người lao động có các sổ BHXH đóng không trùng nhau:

- Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHTN (Mẫu TK1-TS).

+ Các sổ bảo hiểm xã hội đề nghị gộp (nếu có).

- Nơi nộp:

Người lao động nộp hồ sơ cho một trong hai nơi sau:

+ Đơn vị sử dụng lao động nơi mình đang làm việc.

+ Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh/huyện trực tiếp thu tiền bảo hiểm xã hội.

- Thời gian giải quyết:

+ Tối đa 10 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ.

+ Tối đa 45 ngày: Trường hợp phải xác minh quá trình đóng bảo hiểm ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị sử dụng lao động nơi người lao động từng làm việc và phải có văn bản thông báo.

- Lệ phí: Không.

- Kết quả: Người lao động bị thu hồi toàn bộ sổ cũ và được cấp sổ bảo hiểm xã hội mới, trong đó đã gộp đủ quá trình đóng bảo hiểm xã hội. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành hủy mã số các sổ BHXH đã gộp.

Xem thêm: Gộp sổ thể nào khi có từ 2 sổ BHXH trở lên?

Trên đây là giải đáp thắc mắc liên quan đến việc hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ. Mọi thắc mắc liên quan đến pháp luật về bảo hiểm xã hội sẽ được LuatVietnam giải đáp qua tổng đài 1900.6192.

>> Sổ bảo hiểm xã hội: 6 thông tin người lao động cần biết

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.

Bị lây nhiễm Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động?

Bị lây nhiễm Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động?

Bị lây nhiễm Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động?

Để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình “3 tại chỗ”. Tuy nhiên mô hình này cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo nếu không đảm bảo giãn cách. Vậy công nhân không may nhiễm Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động?