Không đăng ký kết hôn có được hưởng chế độ thai sản?

Sau hưu trí thì chế độ thai sản luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, có phải bất cứ ai tham gia BHXH cũng được hưởng chế độ này?

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 31 Luật BHXH năm 2014, người tham gia BHXH hưởng chế độ thai sản phải đáp ứng được 02 điều kiện:

Về đối tượng:

- Lao động nữ mang thai;

- Lao động nữ sinh con;

- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản;

- Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

Về thời gian đóng:

- Người lao động sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ hay nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

- Riêng lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định thì phải đóng đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi mà đủ các điều kiện nêu trên vẫn được hưởng chế độ thai sản như những lao động khác.

Không đăng ký kết hôn có được hưởng chế độ thai sản?

Chế độ thai sản khi không đăng ký kết hôn (Ảnh minh họa)

Không đăng ký kết hôn có được hưởng chế độ thai sản?

Đối với lao động nữ:

Như đã phân tích, điều kiện hưởng chế độ thai sản không có bất cứ quy định nào liên quan tới việc đăng ký kết hôn, mà chỉ có những quy định liên quan tới quá trình tham gia BHXH của người lao động.

Do đó, pháp luật không hạn chế quyền hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con dù có đăng ký kết hôn hay không.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục hưởng chế độ thai sản mới nhất

Đối với lao động nam:

Điều kiện về đối tượng hưởng chế độ thai sản nêu rõ, phải là “lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con”.

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

Điều này đồng nghĩa với việc, quan hệ vợ chồng chỉ được công nhận khi nam và nữ kết hôn hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Và như vậy, đối với người lao động chưa đăng ký kết hôn hoặc không đăng ký kết hôn sẽ không được xác định là vợ chồng hợp pháp. Do vậy, sẽ không được hưởng chế độ thai sản dành cho lao động nam.

Kết luận: Trong trường hợp không đăng ký kết hôn:

- Đối với lao động nữ: Được hưởng chế độ thai sản.

- Đối với lao động nam: Không được hưởng chế độ thai sản.

>> Chế độ thai sản: Thông tin cần biết khi sinh con

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.