Trường hợp nào bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Trợ cấp thất nghiệp đang giúp người lao động giải quyết khó khăn khi thất nghiệp trong thời điểm dịch bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình hưởng trợ cấp, người lao động cũng cần thực hiện đúng các thủ tục luật định nếu không muốn bị tạm dừng trợ cấp.


Người lao động bị tạm dừng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nào?

Liên quan đến việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, khoản 1 Điều 53 Luật Việc làm quy định như sau:

1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.

Theo đó, người lao động sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu hằng tháng không thông báo về tình hình tìm kiếm việc làm theo quy định.

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Điều 52 Luật Việc làm, hằng tháng, người lao động sẽ phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi mình đang hưởng trợ cấp, trừ một số trường hợp:

- Không cần thông báo nếu: Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên; người phải điều trị bệnh dài ngày; nghỉ hưởng chế độ thai sản; làm việc theo hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng; đang tham gia khóa học nghề; thời gian thông báo tìm việc nằm trong khoảng thời gian làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Không phải thông báo trực tiếp nếu: Ốm đau; bị tai nạn; bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh; cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn.

Xem thêm: Không thông báo tìm việc vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

tam dung huong tro cap that nghiep

Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nào? (Ảnh minh họa)


Bị tạm dừng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần làm gì?

Cần hiểu rằng, bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp không đồng nghĩa rằng người lao động sẽ không được hưởng quyền lợi này nữa. Để tiếp tục nhận trợ cấp, khoản 2 Điều 53 Luật Việc làm đã hướng dẫn cụ thể như sau:

2. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.

Theo đó, nếu có lỡ quên không thông báo tình hình tìm kiếm việc làm mà vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thì tháng sau đó, người lao động đi thông báo tìm việc sẽ lại tiếp tục được nhận trợ cấp thất nghiệp.

Việc thông báo tìm việc được thực hiện như sau:

- Trực tiếp tại trung tâm dịch vụ việc làm.

- Trong thời điểm dịch bệnh: Được thông báo gián tiếp (căn cứ Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020).

Trong đó, các cách gián tiếp mà người lao động có thể thực hiện như: qua thư điện tử (email); fax; qua đường bưu điện; Zalo… Người lao động chỉ cần kê khai đầy đủ thông tin trên Mẫu số 16 của Thông tư 28/2015, rồi gửi bản chụp (gửi qua email, zalo,…) hoặc bản chính (gửi qua bưu điện) mẫu thông báo tìm việc đến trung tâm dịch vụ việc làm.

Xem thêm: Mùa dịch, thông báo tìm việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào?

Trên đây là thông tin về trường hợp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu còn băn khoăn hoặc vướng mắc liên quan đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Thông báo tìm việc hằng tháng: Người nhận trợ cấp thất nghiệp cần biết gì?

>> Giãn cách xã hội: Làm sao để nộp hồ sơ và hưởng trợ cấp thất nghiệp?

>> 13 trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?