Công thức tính tiền thai sản đơn giản cho mọi người lao động

Không ít người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) khi nghỉ hưởng chế độ thai sản thường băn khoăn mức hưởng cụ thể được tính như thế nào? Dưới đây là công thức tính tiền thai sản đơn giản mà mọi người lao động có thể áp dụng.

1. Tiền nghỉ những ngày khám thai

Theo quy định tại Điều 31, Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Trong đó, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng chế độ khi khám thai của lao động nữ như sau:

Tiền thai sản

=

Số ngày nghỉ

x

(100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24)

Lưu ý: Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.


2. Tiền thai sản khi sinh con

Với lao động nữ sinh con

Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ trước và sau khi sinh là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Từ quy định trên, công thức tính mức hưởng cụ thể:

Mức hưởng

01 tháng

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Ví dụ: Chị K dự kiến sinh con tháng 05/2021, quá trình đóng BHXH của chị K:

Từ tháng 12/2020 - 03/2021 (04 tháng) đóng BHXH với mức lương 5,5 triệu đồng/tháng.

Từ tháng 04/2021 - 05/2021 (02 tháng) đóng BHXH với mức lương 7,0 triệu đồng/tháng.

Do đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ sinh của chị K được tính:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = ((5,5 triệu đồng x 4,0) + (7,0 triệu đồng x 02))/6 = 06 triệu đồng/tháng.

Vậy, mức bình quân tiền lương 06 tháng liền kề đóng BHXH trước khi nghỉ sinh để tính mức hưởng chế độ thai sản của chị K là 06 triệu đồng.

Chị K nghỉ thai sản 06 tháng khi sinh con, tiền thai sản chị K được hưởng = 06 triệu x 6 tháng = 36 triệu đồng.

cong thuc tinh tien thai san

Công thức tính tiền thai sản cho mọi người lao động (Ảnh minh họa)


Với lao động nam có vợ sinh con

Căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nam đang đóng BHXH, khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh, cụ thể số ngày nghỉ:

  • 05 ngày làm việc trong trường hợp sinh thường.
  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam khi vợ sinh con được quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể công thức tính:

Mức hưởng

=

Số ngày nghỉ

x

100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ/24

Trường hợp lao động nam đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Lưu ý: Lao động nam tham gia BHXH, khi vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Vì vậy, những ngày không đi làm sẽ không được hưởng lương do doanh nghiệp chi trả (trừ trường hợp nghỉ phép năm theo quy định của Bộ luật Lao động).

Ví dụ: Anh H tham gia BHXH với mức bình quân tháng đóng BHXH là 06 triệu đồng/tháng. Anh H có vợ sinh con phải phẫu thuật nên được nghỉ 07 ngày làm việc theo quy định trên.

Như vậy, mức hưởng trợ cấp thai sản anh H được nhận khi vợ sinh con được tính:

Mức hưởng = 7,0 x (6,0 triệu đồng/24) = 1,75 triệu đồng.


3. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

Tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội, trợ cấp một lần khi sinh con được quy định:

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Từ quy định trên, lao động nữ sinh con hoặc trường hợp sinh con chỉ có cha tham gia BHXH thì trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Cụ thể, công thức tính như sau:

Tiền trợ cấp một lần = 2,0 x Mức lương cơ sở

Trong đó, mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng. Như vậy, trợ cấp một lần được nhận = 1,49 triệu đồng x 2,0 = 2,98 triệu đồng/mỗi con.


4. Tiền dưỡng sức sau sinh

Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe còn yếu thì trong khoảng 30 ngày đầu đi làm được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Công thức tính cụ thể:

Mức hưởng 01 ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Do mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng nên tiền dưỡng sức một ngày được nhận = 30% x 1,49 triệu đồng = 447.000 đồng.

Lưu ý: Số ngày nghỉ cụ thể đối với mỗi trường hợp được quy định như sau:

- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.

- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.

- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Trên đây là công thức tính tiền thai sản mà người lao động khi tham gia BHXH mang thai, sinh con có thể sẽ cần. Nếu còn vướng mắc khác về chế độ thai sản, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Chế độ thai sản: Quyền lợi cần biết khi sinh con 

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.