Thai bao nhiêu tuần thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản?

Để có sự chuẩn bị kỹ càng trước sinh con nên nhiều lao động nữ thường sẽ xin nghỉ trước thời gian dự sinh. Vậy khi thai bao nhiêu tuần thì người mẹ được nghỉ hưởng chế độ thai sản?


Thai bao nhiêu tuần thì được nghỉ thai sản?

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, lao động nữ sinh con sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng điều kiện sau:

- Trường hợp mang thai thông thường: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

- Trường hợp thai yếu mà phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền: Có đủ 02 điều kiện:

+ Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên.

+ Đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

Nếu có đủ điều kiện nêu trên, lao động nữ sẽ được giải quyết hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng, trong đó, người này sẽ được nghỉ hưởng chế độ trước sinh tối đa là 02 tháng (theo khoản 1 Điều 34 Luật BHXH).

Hiện nay, đa phần các bé sẽ chào đời trong khoảng từ tuần thứ 39 đến 41. Riêng trường hợp mang thai lần đầu hoặc người mẹ đã lớn tuổi thì con có thể sinh ra sớm hơn.

Do đó, nếu đã đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia BHXH, lao động nữ mang thai từ tuần thứ 31 - 33 trở đi có thể lựa chọn nghỉ hưởng chế độ thai sản.

Lưu ý: Nếu muốn nghỉ sớm hơn thời gian nói trên, lao động nữ có thể thỏa thuận xin nghỉ không lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

Xem thêm: Lao động nữ được nghỉ thai sản trước sinh mấy tháng?

thai-bao-nhieu-tuan-thi-duoc-nghi-thai-san
Người mẹ mang thai bao nhiêu tuần thì được nghỉ thai sản? (Ảnh minh họa)

Tiền chế độ thai sản dành cho lao động nữ nghỉ trước sinh?

Như đã đề cập, lao động nữ được nghỉ hưởng chế độ trước và sau sinh là 06 tháng. Nếu nghỉ trước sinh, người mẹ sẽ được giải quyết chế độ cho tối đa 02 tháng trước sinh cùng 04 tháng sau sinh.

Sau khi trở lại làm việc, lao động nữ phải nộp lại giấy tờ cho doanh nghiệp để làm thủ tục nhận tiền chế độ thai sản.

Các khoản tiền mà lao động nữ có thể được nhận bao gồm:

1 - Trợ cấp 1 lần khi sinh con.

Trợ cấp 1 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở = 2 x 1,8 triệu đồng = 3,6 triệu đồng/con.

Căn cứ: Điều 38 Luật BHXH năm 2014.

2 - Tiền thai sản khi sinh con.

Mức hưởng

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng trước khi nghỉ thai sản

x

Số tháng nghỉ thai sản

Lao động nữ sinh 01 con được nghỉ hưởng chế độ thai sản 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì cứ thêm mỗi con, người mẹ sẽ được nghỉ chế độ thêm 01 tháng.

Căn cứ: Điều 39 Luật BHXH năm 2014.

3 - Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Theo Điều 41 Luật BHXH năm 2014, ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong vòng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe của người mẹ chưa phục hồi thì người này sẽ được giải quyết hưởng chế dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 - 10 ngày.

Số ngày nghỉ cụ thể sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nhưng chỉ tối đa:

- Tối đa 10 ngày: Sinh đôi trở lên.

- Tối đa 07 ngày: Sinh mổ.

- Tối đa 05 ngày: Các trường hợp khác.

Mức hưởng mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở = 30% x 1,8 triệu đồng = 540.000 đồng/ngày.

Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản mới nhất

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Thai bao nhiêu tuần thì được nghỉ thai sản?” Nếu còn thắc mắc về chế độ thai sản, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> Chế độ thai sản: Quyền lợi cần biết khi sinh con

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?