Siết quy định mua, bán ngoại tệ của doanh nghiệp nhà nước

Siết quy định mua, bán ngoại tệ của doanh nghiệp nhà nước
(LuatVietnam) Tiếp tục siết chặt quản lý ngoại tệ nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ngày 31/05/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 13/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
Theo đó, phạm vi điều chỉnh của quy định được mở rộng hơn, bao gồm việc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước bao gồm cả các doanh nghiệp thành viên có vốn nhà nước trên 50% theo quy định tại Luật doanh nghiệp và không phải là Tổ chức tín dụng (Tổ chức) thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ cho Tổ chức tín dụng (TCTD) được phép thay vì quy định trước đây chỉ có 07 tập đoàn nhà nước phải có nghĩa vụ bán lại ngoại tệ cho ngân hàng.
 
Bên cạnh đó, hàng tháng, Tổ chức có trách nhiệm tự cân đối nguồn thu ngoại tệ và nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp, số ngoại tệ còn lại Tổ chức bán cho TCTD được phép. Khi nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng lớn hơn số dư hiện có trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ và nguồn thu ngoại tệ trong tháng, trong phạm vi tổng số ngoại tệ đã bán cho TCTD được phép, Tổ chức được quyền mua lại số ngoại tệ còn thiếu để phục vụ nhu cầu sử dụng hợp pháp.
 
Tổ chức bán ngoại tệ cho TCTD được phép nào thì thực hiện việc mua lại ngoại tệ từ chính TCTD đó, thời hạn được quyền mua lại là 01 năm kể từ tháng bán ngoại tệ cho TCTD. Trường hợp khi đã mua lại hết số ngoại tệ đã bán, Tổ chức vẫn có nhu cầu mua ngoại tệ, việc mua bán ngoại tệ thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của các bên, tuân thủ quy định hiện hành có liên quan về ngoại hối.
 
Cũng theo quy định tại Thông tư này, Tổ chức được quyền giữ lại trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ số ngoại tệ từ nguồn thu ngoại tệ hợp pháp trong tháng để thực hiện nhu cầu sử dụng trên cơ sở chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp của Tổ chức trong tháng và có thể chuyển khoản ngoại tệ tại các TCTD khác nhau khi nguồn thu ngoại tệ trong tháng và số dư ngoại tệ hiện có tại TCTD được phép không đủ cho nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng đã đăng ký sử dụng.
 
Trường hợp cần mua số lượng ngoại tệ lớn để phục vụ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, Tổ chức có trách nhiệm thông báo cho TCTD được phép biết ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày thực mua ngoại tệ để sử dụng.
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2011 và thay thế Thông tư số 26/2009/TT-NHNN ngày 30/12/2009.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Danh mục 12 ngành được vay lại ODA với lãi suất ưu đãi

Danh mục 12 ngành được vay lại ODA với lãi suất ưu đãi

Danh mục 12 ngành được vay lại ODA với lãi suất ưu đãi

Ngày 01/06/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 29/2011/QĐ-TTg ban hành Danh mục ngành, lĩnh vực được hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ. Theo Danh mục này, có 12 ngành, lĩnh vực được hưởng mức lãi suất uu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ, như: Xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ công nghiệp và sinh hoạt đô thị; Dự án thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị và chất thải rắn công nghiệp; xử lý nước thải công nghiệp; Xây dựng, đầu tư trang thiết bị các cơ sở y tế có khả năng hoàn vốn; Xây dựng đường sắt, đường bộ cao tốc, cảng nước sâu...

Tư nhân được mua đến 5,01% cổ phần của Petrolimex

Tư nhân được mua đến 5,01% cổ phần của Petrolimex

Tư nhân được mua đến 5,01% cổ phần của Petrolimex

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 828/QĐ-TTg ngày 31/05/2011 về việc phê duyệt Phương án cổ phần hóa và cơ cấu lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).  Theo đó, hình thức cổ phần hóa là giữ nguyên phần vốn góp nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ của Petrolimex là 10.700 tỷ đồng, tổng số cổ phần phát hành lần đầu là 1,07 tỷ cổ phần, trong đó, Nhà nước nắm giữ 94,99%, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động chiếm 1,98%, bán cho tổ chức công đoàn chiếm 0,47% và bán đấu giá công khai 2,56%...

Bộ Tài chính đình chỉ hoạt động 17 tổ chức định giá

Bộ Tài chính đình chỉ hoạt động 17 tổ chức định giá

Bộ Tài chính đình chỉ hoạt động 17 tổ chức định giá

Ngày 30/05/2011, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1295/QĐ-BTC về việc công bố tổ chức tư vấn định giá bị đình chỉ có thời hạn hoạt động cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Theo đó, Bộ Tài chính quyết định đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa của 17 tổ chức tư vấn định giá từ ngày 30/05/2011; nguyên nhân được Bộ Tài chính đưa ra là do các doanh nghiệp không chấp hành chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất để thông báo giải trình về những vấn đề có liên quan...

Kết quả Tổng điều tra: Cả nước hiện còn hơn 03 triệu hộ nghèo

Kết quả Tổng điều tra: Cả nước hiện còn hơn 03 triệu hộ nghèo

Kết quả Tổng điều tra: Cả nước hiện còn hơn 03 triệu hộ nghèo

Ngày 30/05/2011, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 640/QĐ-LĐTBXH phê duyệt kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Theo kết quả tổng điều tra, hiện cả nước hiện có hơn 03 triệu hộ nghèo và hơn 1,6 triệu hộ cận nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo tại các vùng chênh lệch nhau khá nhiều, trong khi ở các khu vực miền núi Đông Bắc tỷ lệ hộ nghèo chiếm 24,62%, miền núi Tây Bắc 39,16%, Khu 4 cũ 22,68%, Duyên hải Miền Trung 17,26%, Tây Nguyên 22,48%...