Số 23.2011 (532) ngày 07/06/2011

 

SỐ 23 (532) - THÁNG 6/2011

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong s này:

CHÍNH PHỦ

 

1

31/2011/QĐ-TTg

Quyết định 31/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật…

 

* Buộc công khai quy định pháp luật về an sinh xã hội 

Trang 2

2

30/2011/QĐ-TTg

Quyết định 30/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội

 

* Thù lao cho lãnh đạo hội đã nghỉ hưu không quá 6,5 lần lương tối thiểu

Trang 2

3

29/2011/QĐ-TTg

Quyết định 29/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục ngành, lĩnh vực được hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA…

 

* 12 ngành được vay lại ODA lãi suất ưu đãi 

Trang 2

4

853/QĐ-TTg

Quyết định 853/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên

 

* Tăng mức cho vay tín dụng học sinh, sinh viên lên 1 triệu đồng

Trang 3

5

842/QĐ-TTg

Quyết định 842/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020"

 

* Đến 2020, giá trị ngành công nghệ cao chiếm 45% GDP

Trang 3

BỘ TÀI CHÍNH

 

 

 

6

74/2011/TT-BTC

Thông tư 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch chứng khoán

 

* Được mở nhiều tài khoản chứng khoán, giao dịch ngược chiều trong ngày 

Trang 3

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

 

 

 

7

14/2011/TT-NHNN

Thông tư 14/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân…

 

* Giảm lãi suất huy động vốn bằng USD xuống 2%/năm 

Trang 4

8

13/2011/TT-NHNN

Thông tư 13/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mua, bán ngoại tệ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước

 

* Siết quy định mua, bán ngoại tệ của doanh nghiệp nhà nước

Trang 4

BỘ CÔNG THƯƠNG

 

 

 

9

22/2011/TT-BCT

Thông tư 22/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương

 

* Bộ Công Thương: Buộc đăng Website dự thảo văn bản

Trang 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

10

22/2011/TT-BGDĐT

Thông tư 22/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học

 

* Phát triển hoạt động khoa học công nghệ trong trường đại học 

Trang 5

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 05/2011, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS05/2011 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

BUỘC CÔNG KHAI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ AN SINH XÃ HỘI

Ngày 02/06/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 31/2011/QĐ-TTg quy định việc công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội. 

Theo đó, mục đích công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội nhằm đảm bảo tổ chức thực hiện các quy định này đúng mục đích, đúng đối tượng; ngăn chặn những sai phạm và phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm công khai tùy theo nội dung, đối tượng, mục đích công khai và điều kiện thực tế mà lựa chọn trong số các hình thức công khai, gồm: công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan,

 

tổ chức, đơn vị; thông báo bằng văn bản; phát hành ấn phẩm; đăng tải trên trang thông tin điện tử và cung cấp thông tin theo yêu cầu. 

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải công khai các quy định pháp luật về an sinh xã hội; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện quy định pháp luật; điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng thụ hưởng; hồ sơ, quy trình, phương pháp lựa chọn đối tượng thụ hưởng, thời hạn thực hiện; danh sách đối tượng, thứ tự ưu tiên, mức được thụ hưởng. Thời gian công khai, minh bạch ít nhất là 05 ngày kể từ ngày thực hiện và phải báo cáo kết quả thực hiện trong 30 ngày kể từ ngày báo cáo được duyệt.   

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2011.
 

THÙ LAO CHO LÃNH ĐẠO HỘI ĐÃ NGHỈ HƯU KHÔNG QUÁ 6,5 LẦN LƯƠNG TỐI THIỂU

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01/06/2011 về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010. 

Theo đó, mức thù lao hàng tháng đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách đứng đầu hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh là không quá 6,5 lần mức lương tối thiểu chung. Đối với hội có phạm vi hoạt động trong Hà Nội, Tp.HCM thì mức thù lao nói trên là không quá 5,4 lần mức lương tối thiểu chung, hội hoạt động trong phạm vi các tỉnh, thành phố khác thì mức thù lao nói trên không quá 05 lần mức lương tối thiểu chung. 

Các hội có phạm vi hoạt động trong quận thuộc Hà Nội, Tp. HCM thì mức thù lao

 

cho lãnh đạo hội đã nghỉ hưu không quá 3,6 lần lương tối thiểu chung; hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác thì mức thù lao này không được quá 3,2 lần mức lương tối thiểu chung. Đối với các hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn thì mức thù lao nói trên không được quá 1,5 lần mức lương tối thiểu chung. 

Cũng theo Quyết định này, nguồn kinh phí thực hiện việc trả thù lao cho lãnh đạo hội đã nghỉ hưu đối với hội có tính chất đặc thù được ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; đối với các hội còn lại, kinh phí thực hiện chế độ thù lao do hội bảo đảm. 

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2011.
 

12 NGÀNH ĐƯỢC VAY LẠI ODA LÃI SUẤT ƯU ĐÃI

Ngày 01/06/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 29/2011/QĐ-TTg ban hành Danh mục ngành, lĩnh vực được hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ. 

Theo Danh mục này, có 12 ngành, lĩnh vực được hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ, như: Xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ công nghiệp và sinh hoạt đô thị; Dự án thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị và chất thải rắn công nghiệp; xử lý nước thải công nghiệp; Xây dựng, đầu tư trang thiết bị các cơ sở y tế có khả năng hoàn vốn; Xây dựng đường sắt, đường bộ cao tốc, cảng nước sâu… 

Đối với nhóm các ngành tài chính, tín dụng, Chương trình/hợp phần tín dụng thông qua các ngân hàng chính sách hoặc các tổ chức tài chính tín dụng khác để cho vay lại cho các đối tượng thuộc diện chính sách của Chính phủ hoặc theo thiết kế đặc thù của Chương trình/hợp phần tín dụng được Chính phủ quy định

 

cũng được hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ. 

Được biết, theo quy định tại Nghị định 78/2010/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ thì mức lãi suất ưu đãi này bằng 30% mức lãi suất cho vay bằng ngoại tệ hoặc Đồng Việt Nam tương ứng, nhưng không thấp hơn lãi suất vay nước ngoài. 

Các chương trình, dự án vay lại vốn ODA mà điều kiện cho vay lại đã được cấp có thẩm quyền xác định trước ngày có hiệu lực của Quyết định này thì tiếp tục áp dụng các điều kiện đã được phê duyệt. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Danh mục. 

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2011.

TĂNG MỨC CHO VAY TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN LÊN 1 TRIỆU ĐỒNG

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 853/QĐ-TTg ngày 03/06/2011 về điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên (HSSV) quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007.

Theo đó, mức vốn cho vay tối đa được nâng lên 1 triệu đồng/tháng thay vì 900.000 đồng/tháng; mức lãi suất cho vay cũng tăng lên 0,65%/tháng thay cho mức 0,5%/tháng như quy định trước đây.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2011 và thay thế Quyết định số 2077/QĐ-TTg ngày 15/11/2010.

 

Được biết, trong vòng 3 năm triển khai (2007 - 2010), Chương trình tín dụng đối với HSSV đã có trên 2 triệu HSSV của gần 1,8 triệu hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học.

Để bảo đảm việc triển khai Chương trình được phù hợp với tình hình thực tế, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội điều chỉnh mức cho vay đối tượng thuộc diện hộ cận nghèo để mức cho vay này thấp hơn mức cho vay đối tượng thuộc diện hộ nghèo. Đồng thời, yêu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ cho vay một lần với thời hạn không quá 12 tháng đối với HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính theo đúng quy định.

ĐẾN 2020, GIÁ TRỊ NGÀNH CÔNG NGHỆ CAO CHIẾM 45% GDP

Ngày 01/06/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 842/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020. 

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao phấn đấu đến năm 2020, giá trị một số sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP với tỷ lệ sản xuất trong nước chiếm khoảng 50% giá trị sản phẩm; trong đó, đến năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 35% tổng GDP. 

Đồng thời, sản xuất được trong nước một số sản phẩm công nghiệp công nghệ cao có khả năng cạnh tranh; đáp ứng khoảng 45% nhu cầu sản phẩm công nghệ

 

cao thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước đồng thời đạt giá trị xuất khẩu khoảng 25% giá trị sản lượng. 

Để đạt được các mục tiêu nói trên, Quyết định cũng đưa ra 04 nhóm giải pháp về phát triển sản xuất; phát triển doanh nghiệp công nghệ cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực. Trong đó, đáng chú ý là trong năm 2012 sẽ hoàn thành việc xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghệ cao làm cơ sở hướng dẫn đầu tư, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm. 

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
 

ĐƯỢC MỞ NHIỀU TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN, GIAO DỊCH NGƯỢC CHIỀU TRONG NGÀY

Ngày 01/06/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 74/2011/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán với nhiều quy định mới thuận lợi hơn cho hoạt động giao dịch và tính thanh khoản của thị trường như: mở nhiều tài khoản, mua bán chứng khoán trong ngày, giao dịch mua ký quỹ đã được phép áp dụng. 

Theo đó, điểm đáng chú ý đầu tiên là việc Bộ Tài chính cho phép mỗi nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán khác nhau thay vì quy định trước đây chỉ cho phép mở 01 tài khoản ở 01 công ty chứng khoán. Tuy nhiên khi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán khác nhau, trong hồ sơ mở tài khoản tại công ty chứng khoán mới phải ghi rõ số lượng tài khoản đã mở và mã số tài khoản tại các công ty chứng khoán trước đó. 

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng được thực hiện các giao dịch ngược chiều (mua, bán) cùng một loại chứng khoán trong ngày giao dịch, tuy nhiên chỉ được mua (hoặc bán) một loại chứng khoán nếu lệnh bán (hoặc lệnh mua) của chứng khoán cùng loại trước đó đã được thực hiện và lệnh giao dịch phải đáp ứng yêu cầu tỷ lệ ký quỹ theo quy định. 

 

Nhà đầu tư không được phép thực hiện giao dịch mà không dẫn đến việc thay đổi quyền sở hữu chứng khoán và đồng thời đặt lệnh mua và bán cùng một loại chứng khoán trong từng lần khớp lệnh trên cùng một tài khoản hoặc các tài khoản khác nhau mà nhà đầu tư đứng tên sở hữu. 

Một trong những điểm đáng chú ý khác là việc nhà đầu tư khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán thì có thể được ủy quyền giao dịch cho công ty chứng khoán hoặc ngân hàng lưu ký chứng khoán thực hiện giao dịch thay cho mình mà không được ủy quyền cho nhân viên công ty chứng khoán. 

Cũng theo Thông tư này, nhà đầu tư muốn thực hiện giao dịch ký quỹ phải mở tài khoản giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán. Tại mỗi công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch, nhà đầu tư chỉ được phép mở 01 tài khoản giao dịch ký quỹ…  

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2011.
 

GIẢM LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN BẰNG USD XUỐNG 2%/NĂM

Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát giao dịch ngoại tệ, giảm tăng trưởng tín dụng và hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế, ngày 01/06/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 14/2011/TT-NHNN quy định giảm mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD) từ 3%/năm xuống còn 2%/năm. 

Cụ thể, lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD áp dụng đối với tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú (trừ TCTD) là 0,5%; cá nhân là người cư trú, cá nhân là người không cư trú là 2%/năm. 

Mức lãi suất huy động vốn tối đa bao gồm cả các khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức và áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ; đối với các phương thức trả lãi khác, phải được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức lãi suất huy động vốn tối đa. 

Cũng theo Thông tư này, TCTD có trách nhiệm niêm yết công khai lãi suất huy

 

động vốn bằng USD tại các điểm huy động vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; nghiêm cấm TCTD thực hiện khuyến mại huy động vốn bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác không đúng với quy định của pháp luật. 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/06/2011 và thay thế Thông tư số 09/2011/TT-NHNN ngày 09/04/2011; lãi suất huy động vốn có kỳ hạn bằng USD của tổ chức, cá nhân tại TCTD phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì được thực hiện cho đến hết thời hạn đã thỏa thuận. 

Giới chuyên gia cho rằng: Việc NHNN tiếp tục giảm lãi suất huy động vốn bằng USD thêm 1% không phải là chính sách mới trong điều kiện thị trường đã bước đầu đi vào ổn định sau khi NHNN thực hiện hiệu quả gói giải pháp thứ nhất mà là một biện pháp mạnh hơn giúp tăng tính chủ động trong quản lý ngoại hối nhất là USD nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa thường xảy ra vào cuối năm.  
 

SIẾT QUY ĐỊNH MUA, BÁN NGOẠI TỆ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Tiếp tục siết chặt quản lý ngoại tệ nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ngày 31/05/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 13/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.

Theo đó, phạm vi điều chỉnh của quy định được mở rộng hơn, bao gồm việc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước bao gồm cả các doanh nghiệp thành viên có vốn nhà nước trên 50% theo quy định tại Luật doanh nghiệp (Tổ chức) và không phải là Tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ cho Tổ chức tín dụng (TCTD) được phép thay vì quy định trước đây chỉ có 07 tập đoàn nhà nước phải có nghĩa vụ bán lại ngoại tệ cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, hàng tháng, Tổ chức có trách nhiệm tự cân đối nguồn thu ngoại tệ và nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp, số ngoại tệ còn lại Tổ chức bán cho TCTD được phép. Khi nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng lớn hơn số dư hiện có trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ và nguồn thu ngoại tệ trong tháng, trong phạm vi tổng số ngoại tệ đã bán cho TCTD được phép, Tổ chức được quyền mua
 

 

lại số ngoại tệ còn thiếu để phục vụ nhu cầu sử dụng hợp pháp.

Tổ chức bán ngoại tệ cho TCTD được phép nào thì thực hiện việc mua lại ngoại tệ từ chính TCTD đó, thời hạn được quyền mua lại là 01 năm kể từ tháng bán ngoại tệ cho TCTD. Trường hợp khi đã mua lại hết số ngoại tệ đã bán, Tổ chức vẫn có nhu cầu mua ngoại tệ, việc mua bán ngoại tệ thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của các bên, tuân thủ quy định hiện hành có liên quan về ngoại hối.

Cũng theo quy định tại Thông tư này, Tổ chức được quyền giữ lại trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ số ngoại tệ từ nguồn thu ngoại tệ hợp pháp trong tháng để thực hiện nhu cầu sử dụng trên cơ sở chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp của Tổ chức trong tháng và có thể chuyển khoản ngoại tệ tại các TCTD khác nhau khi nguồn thu ngoại tệ trong tháng và số dư ngoại tệ hiện có tại TCTD được phép không đủ cho nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trong tháng đã đăng ký sử dụng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2011 và thay thế Thông tư số 26/2009/TT-NHNN ngày 30/12/2009.

BỘ CÔNG THƯƠNG: BUỘC ĐĂNG WEBSITE DỰ THẢO VĂN BẢN

Ngày 31/05/2011, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 22/2011/TT-BCT quy định về việc xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương.

Theo đó, trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, đơn vị chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, có thể bằng các hình thức: lấy ý kiến trực tiếp; gửi dự thảo để góp ý; tổ chức hội thảo; thông qua trang thông tin điện tử của Chính phủ, của Bộ Công Thương hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.

Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi Vụ Pháp chế để đăng tải các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên trang thông tin điện tử của Bộ trong thời gian ít nhất là 60 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý. Dự thảo báo cáo đánh giá tác động cùng các dữ liệu, cách tính chi phí, lợi ích kèm theo và dự thảo văn bản đã bao gồm thủ tục hành chính phải được gửi đến Vụ Pháp chế đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý.

 

Cũng theo Thông tư này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành, tùy theo tính chất quan trọng của văn bản được ban hành, Vụ Pháp chế đề nghị Lãnh đạo Bộ chủ trì hoặc ủy quyền chủ trì tổ chức các cuộc họp báo hoặc có văn bản giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật mới tới các cơ quan thông tấn, báo chí, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, các hiệp hội và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày văn bản được đăng Công báo, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam và các đơn vị có liên quan dịch những văn bản liên quan đến lĩnh vực thương mại, hàng hóa, dịch vụ và trong điều kiện cho phép có thể dịch những văn bản khác ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2011 và thay thế Thông tư số 16/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 25/06/2009.

 

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Ngày 30/05/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ban hành Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. 

Theo đó, Thông tư nhấn mạnh: Hoạt động khoa học và công nghệ là một trong các nhiệm vụ chính của trường đại học; có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở trường đại học, nhằm tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp, sản phẩm mới; nâng cao chất lượng đào tạo; góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, đóng góp và phát triển kho tàng tri thức, công nghệ của nhân loại. 

Để có thể hoàn thành các mục tiêu nêu trên, vai trò của công tác lãnh đạo, quản lý và định hướng trong nhà trường là hết sức quan trọng, chính vì thế Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại học xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ dài hạn 10 - 20 năm trên cơ sở chiến lược phát triển trường; chiến lược phát triển ngành, tỉnh, thành phố; chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

 

Bên cạnh đó, trường đại học còn phải xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hằng năm trên cơ sở định hướng phát triển khoa học và công nghệ của trường; định hướng, mục tiêu, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của nhà nước, bộ, ngành, tỉnh, thành phố; nhu cầu của doanh nghiệp. 

Cũng theo Thông tư này, các trường đại học có nghĩa vụ tập trung nguồn lực, tạo mọi điều kiện cần thiết để các tập thể, cá nhân triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã được phê duyệt theo các quy định hiện hành về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 

Trường đại học thực hiện hoạt động tìm kiếm, thu thập, xử lý, lưu trữ, phổ biến thông tin khoa học và công nghệ; các hoạt động khác có liên quan trực tiếp và phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ thông tin khoa học và công nghệ. 

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 13/07/2011 và thay thế Quyết định số 19/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/06/2005; các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.